Nhắc đến đất nước Nhật Bản thì chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến những bộ Kimono truyền thống. Kimono chính là một trong những niềm tự hào của đất nước này. Và gần như nó đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Qua từng thời kỳ thì trang phục cũng sẽ có sự thay đổi ít nhiều. Chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian để tìm hiểu về thời trang Nhật Bản qua từng thời kỳ nhé!

Thời kỳ Heian (794 – 1185)

Các bộ Kimono đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Vào năm 894, người Nhật chính thức tạo ra một bộ Kimono cho riêng mình. Trang phục của những người phụ nữ quý tộc thời này được gọi là Junihitoe. Gồm 12 lớp áo và nặng đến 20kg. Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ kimono có đến 16 lớp. Họ thường mặc vào các dịp lễ Tết hoặc trong các bữa tiệc quan trọng. Để hoàn thiện vẻ ngoài, phụ nữ cũng để tóc dài nhất có thể và cạo bớt lông mày. Trang phục dành cho nam giới thì đơn giản hơn. Thường là màu đen hoặc màu tối.

Thời kỳ Edo (1603 – 1868)

Trong lịch sử phát triển Kimono, đây là thời kỳ có nhiều thay đổi lịch sử. Chính quyền quân sự của Mạc phủ Tokugawa lên nắm quyền. Nhật Bản bước vào thời kỳ bình định kéo dài 250 năm. Trong thời kỳ này, Nhật Bản bị chia cắt ra thành nhiều vùng đất phong kiến do các lãnh chúa thống trị.

Kimono thời này đã được nâng tầm thành một loại hình nghệ thuật. Nó được mặc để thể hiện quyền lực và địa vị của chủ nhân. Bộ trang phục của các Samurai sẽ gồm 3 phần chính. Đó là Kimono, một loại quần ống rộng gọi là Hakama thuận tiện cho việc di chuyển. Kiểu áo khoác gọi là Kamishimo, được làm từ vải lanh, sau đó được hồ cứng lại để nổi bật phần vai.

Sự ra đời của thắt lưng Obi cũng khiến Kimono có nhiều thay đổi lớn. Để tạo nên một chiếc đai Obi cũng cầu kỳ không kém Kimono. Kiểu “Taiko” giống hình trụ ngang như hình cái trống. Đây là kiểu truyền thống được ưa chuộng cho các quý bà. Trong khi đó, kiểu “Fukura Suzume” giống như hình con chim sẻ thường dành cho các thiếu nữ.

Thời kỳ Meiji (1868 – 1912)

Trong Hoàng cung, lệnh mặc trang phục phương Tây cũng được ban hành. Vào năm 1872 đối với nam giới và năm 1886 đối với phụ nữ. Hoàng đế, hoàng hậu, các quan thần sẽ là những người tiên phong trong công việc mặc trang phục này. Họ sẽ để kiểu tóc giống phương Tây khi tham gia các buổi triều nghi.

Thời kỳ này phụ nữ bắt đầu đi làm, không đơn thuần chỉ ở nhà phục vụ việc nội trợ nữa. Trang phục của họ cũng nhẹ nhàng hơn để thuận tiện cho công việc. Tuy trang phục theo phong cách phương Tây được sử dụng rộng rãi, nhưng phần lớn người Nhật vẫn mặc Kimono. Sự pha trộn giữa hiện đại và truyền thống này có thể được nhìn thấy trong bức ảnh của Hoàng gia. Có thể thấy những người đàn ông mặc trang phục kiểu phương Tây. Trong khi một số trẻ em vẫn mặc trang phục truyền thống.

Thời kỳ Taisho (1912 – 1926)

Đây là thời kỳ đầu trong sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đã truyền cảm hứng cho những phong cách thời trang mới mẻ.

Văn hóa phương Tây và phương Đông bắt đầu giao thoa các xu hướng với nhau. Đến cuối những năm 1920, phụ nữ Nhật ưa chuộng phong cách Kimono xếp nếp dọc được mặc với áo choàng và các phụ kiện đi kèm như mũ, găng tay, dù, túi xách…

Thời kỳ Showa (1926 – 1989)

Thời trang phương Tây bắt đầu trở thành tiêu chuẩn của Nhật Bản, Kimono giờ đây chủ yếu dành cho những dịp đặc biệt. Sau thế chiến thứ II, khi nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì Kimono bắt đầu được ưa chuộng trở lại và lại được làm ra với số lượng lớn. Những bộ Com – le dần trở thành trang phục chuẩn mực dành cho giới nhân viên văn phòng, phụ nữ Nhật cũng bắt đầu mặc trang phục phương Tây trong sinh hoạt hàng ngày.

Thời kỳ Hensei (1989 – 2019)

Trong thời kỳ Hensei, sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới cho phép mọi người theo kịp nhiều xu hướng. Giới trẻ Nhật Bản được tiếp thu trong nền giáo dục phương Tây hiện đại nhưng vẫn đề cao những giá trị truyền thống.

Những xu hướng thời trang được ưa chuộng phải kể đến như phong cách thời trang đường phố Harajuku, Visual – kei, Lolita, Mori girl,.. Những phong cách này chỉ là một trong số ít đóng góp về sự đa dạng trong thời trang thời Hensei.

>>> Xem thêm: Trang phục truyền thống của Nhật Bản – Kimono