Vũ điệu Kagura trong văn hóa của Nhật:

Nhắc đến điệu nhảy Kagura chắc nhiều bạn cũng từng nghe qua từ này, điệu nhảy được sử dụng bởi nhân vật chính Tanjiro trong bộ phim Kimetsu no Yaiba. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về vũ điệu Kagura trong văn hóa đất nước xứ mặt trời mọc này.

Điệu nhảy Kagura là gì?

Kagura (神楽 – Thần Lạc) là một từ dùng để miêu tả vũ điệu trong thần đạo Nhật Bản. Vũ điệu này được dùng để tế thần, là cách thức cầu mong thần phù hộ cho một mùa bội thu. Thường điệu múa được biểu diễn bởi các Miko và pháp sư tại các đền thờ hoặc chùa.

 

Nguồn gốc lịch sử:

Theo sách Kojiki (Cổ Sự Ký, năm 712) và Nihonshoki (Nhật Bản Thư Kỷ, năm 720) ghi chép, điệu nhảy Kagura có gắn liền với vị nữ thần mặt trời Amaterasu. 

Câu truyên xưa kể rằng, khi nữ thần Amaterasu giận dỗi con người, ngài đã ẩn mình vào trong hang động khiến cho toàn nhân gian bị chìm trong bóng tối và lạnh lẽo. Không thể để điều này cứ tiếp tục mãi, các vị thần đã tìm cách khiến nữ thần Amaterasu chịu ra ngoài.Họ đặt một tấm gương trước hang động và Ame-no-Uzume, Nữ thần bình minh và sự hoan lạc múa một vũ điệu hồng hoang lôi kéo các vị thần các cùng múa.

Tò mò, thần Amaterasu đã ló ra khỏi hang và nhìn xem có chuyện gì. Tận dụng thời cơ ấy, thần sức mạnh meno Tajikarao đã dùng lực mở và kéo cửa hang ra và mặt trời đã trở lại với nhân gian và mọi người, khiến con người vui vẻ và khắp nơi ai cũng mở hội nhảy múa ăn mừng. Từ vũ khúc huyền thoại ấy mà điệu nhảy Kagura ra đời và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Đầu tiên điệu nhảy này được gọi là Kamukura hoặc Kamikura được các Miko (hậu duệ của thần Ame-no-Uzume) thực hiện. Theo thời gian, vũ điệu này được đổi tên thành Mikagura dùng riêng tại các đền đài vua chúa kết hợp với vũ điệu cung đình. Rồi vũ khúc này dần được phổ biến trong dân gian và trở thành Satokagura. Cũng từ đây mà nhiều biển thể được phát triển thêm như Miko Kagura, Shishi Kagura cho đến tận ngày nay.

Các thể loại của Kagura gồm có:

-Mikagura: điệu múa được biểu diễn tại triều đình và các đền thờ Thần đạo lớn, thường kết hợp cùng với Nhã nhạc truyền thống Gagaku

-Satokagura: bắt nguồn từ Mikagura của hoàng gia và kết hợp với các loại hình nghệ thuật dân gian khác.

-Shishi Kagura: bắt nguồn từ những ẩn sĩ sống trên núi gọi là Yamabushi. Người biểu diễn thường sử dụng trống và kèn.

Yutate Kagura: một điệu múa mà vũ nữ cùng với thầy tu nhúng là tre vào nước nóng và vẫy nước lên người mình và những người có mặt tại buổi lễ.

-Miko Kagura: điệu nhảy này được các Miko thực hiện với các đạo cụ như huông, gậy tre, nhánh sakaki hoặc khăn trắng tại các đền thờ trong lễ Daijou-sai, hoặc tại các lễ hội như một nghi thức dâng lên Thần.

-Izumo-ryu Kagura: điệu múa được biểu diễn tại đền thờ Izumo với mục đích thanh tẩy và cầu nguyện những ngày lành tháng tốt hoặc tại hiện những câu chuyện dân gian ngày xưa.

-Daikagura: điệu múa có nguồn gốc từ nghi lễ thực hiện bởi những pháp sư thần đạo đi lại giữa ngồi đền  Ise và Atsuta. Họ thường đến các ngôi làng để trừ tà với những màn nhào lộn và múa sư tử.

Kagura

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: thần xã Itsukushima