Khẩu vị ăn uống của người Nhật thuộc hàng “khó tính” nhất thế giới. Họ luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực truyền thống và mì ramen là một trong những món ăn đặc biệt tại Nhật Bản, loại mì này cũng khá phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, cho dù đã có dịp thưởng thức hoặc chưa thì bạn có bao giờ nghĩ đến phải ăn mì ramen sao cho đúng cách không?

Khẩu vị ăn uống của người Nhật thuộc hàng “khó tính” nhất thế giới. Họ luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực truyền thống và mì ramen là một trong những món ăn đặc biệt tại Nhật Bản, loại mì này cũng khá phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, cho dù đã có dịp thưởng thức hoặc chưa thì bạn có bao giờ nghĩ đến phải ăn mì ramen sao cho đúng cách không? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phong cách ăn mì ramen đặc trưng của người Nhật nhé. Qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm về phong cách ăn ramen đặc trưng của người Nhật nhé.

I.Nguồn gốc của mì ramen Nhật Bản.

Ramen có nguồn gốc từ đâu vẫn là một câu hỏi không rõ ràng. Nhiều nguồn cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Tại Nhật vào khoảng thời gian nửa sau thế kỷ 19 các tô mì ramen đã xuất hiện. Nhưng món mì ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II, sau khi xuất hiện trong phim Hương vị cơm ăn với nước chè xanh (1952) của Yasujiro Ozu. Và mì ramen lại càng phổ biến hơn nhờ sự xuất hiện của loại mỳ ăn liền đựng trong cốc làm bằng bìa cứng, được tung ra thị trường vào năm 1970.

Cùng với sự phát triển không ngừng của Nhật, món mỳ ramen trở nên đa dạng hơn, với các gia vị phổ biến của mỗi vùng: có đến 28 tỉnh (trên 47 tỉnh) đã tạo ra được món mỳ đặc sản. Đã có rất nhiều bộ phim ra đời và ca ngợi hết lời nghệ thuật mỳ ramen Nhật Bản.

II.Các loại mì Ramen phổ biến

Mì tương dầu Shoyu.

Mì xương hầm – Tonkotsu.

Mì muối Shio.

Mì Miso.

Mì chấm Tsukemen.

III.Các thành phần của mì ramen

1.Sợi mì.

Sợi mì Ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng phong phú do phụ thuộc vào địa phương sản xuất ra nó. Nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức.

 2.Nước súp.

Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Với nguyên liệu nấu khá phong phú như xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm shiitake, hải sản, hành tây, …

3.Rau tươi.


Rau tươi ăn cùng mì Ramen rất phong phú nhưng quan trọng nhất là hành lá. Một số loại rau củ khác nữa là tỏi băm, giá đỗ, bắp cải, hạt bắp,…

4.Thịt heo Chashu.


Chashu đặc biệt được ưa chuộng trong những loại thức ăn dùng kèm với mì. Cái tên Chashu được chuyển thể từ tiếng Trung char siu (là thịt nướng xá xíu ấy), Chashu được hầm với nước tương và mirin. Thường thì để làm Chashu, người ta thường dùng thịt heo lấy từ phần bụng vì nó mềm và có chứa mỡ.

5. Rau củ khô.

Bao gồm có măng khô (Menma), nấm mộc nhĩ, kim chi, rong biển, wakame (1 dạng rong biển sợi mỏng), beni shoga (gừng ngâm trong umezu, có màu đỏ).

6. Trứng luộc.

Phổ biến nhất là trứng luộc lòng đào rồi được tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt trong vài tiếng, gọi là Ajitsuke Tamago.

Khi đói bụng, người Nhật thường không muốn tiêu quá nhiều tiền, hay là người Nhật cần một món ăn nóng sau một tối nhậu say, không ăn sushi hay các món ăn cầu kỳ, mà ăn một tô mì ramen nóng hổi.

Các quán mì hầu như không được ghi trong cuốn sách hướng dẫn (guide) của hãng Michelin (Pháp) về các tiệm ăn ở Tokyo. Phải chăng là vì các chuyên gia quá kén ăn của cuốn guide “Michelin” cho rằng món mì ramen là quá “bình dân” nên không đáng nhắc đến? Thực ra, cũng không cần đi đến các khu phố nghèo mới tìm ra các tiệm mì ramen, vì chúng hiện diện gần như ở khắp nơi, có đến hơn 4.000 tiệm ở Tokyo và hơn 200.000 tiệm mì trên cả nước Nhật.

Thế mà như ta biết, số sao mà cuốn guide này đã thưởng cho các tiệm ăn ở Tokyo năm 2010 nhiều gấp gần ba lần so với Paris. Tokyo đã nghiễm nhiên trở thành thủ đô ẩm thực của thế giới.

Dù rất bình dân, món mì được nhiều người sành ăn ca ngợi. Rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách hình chuyên bàn về nó, giới thiệu các món mì đặc biệt và các cách làm mì.

Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng. Còn có cả các lộ trình đem theo để tìm được các quán mì ngon, giống như trong các cuộc hành hương đến các ngôi chùa danh tiếng, những người mê ăn mì thường yêu cầu chủ quán đóng dấu vào một cuốn sổ để chứng thực là họ đã từng đến thưởng thức mì ramen.

V.Phong cách ăn ramen của người Nhật.

Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ, phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục. Đối với đa số người Nhật, ăn mì như thế thì mới gọi là ngon.

Thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi người đến đó không phải để trò chuyện mà là để thưởng thức mì ramen.

Khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mì, được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước lèo hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười một cách thoải mái.

Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy “thanh lịch”, nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mì như thế thì mới được gọi là ăn mì ngon.

Nếu các bạn đi du lịch hoặc sinh sống tại Nhật Bản thì đừng bất ngờ về phong cách ăn ramen thú vị của người Nhật nhé.