Khám phá về trò chơi Hanetsuki dân gian tại Nhật:

Đất nước xứ Phù Tang hay còn được gọi là Nhật Bản, một đất nước với nhiều văn hóa độc đáo từ nghệ thuật cắm hoa, lễ hội cho đến các trò chơi đều có nguồn gốc lịch sử riêng. Hôm nay các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về trò chơi Hanetsuki của Nhật Bản.

Hanetsuki là gì?

Hanetsuki là một trò chơi truyền thống của Nhật Bản, được chơi vào mùa đông và đặc biệt phổ biến trong dịp Tết Đông Kinh, hay còn gọi là Tết Oshogatsu. Trong trò chơi này, người chơi sử dụng một cái vợt gỗ (gọi là hagoita) để đánh một quả cầu nhỏ được làm bằng cao su hoặc bìa giấy (gọi là hane).

Lịch sử của Hanetsuki:

Thời kỳ Nara (710 – 794)

Trong thời đại Nara (710 – 794), các nghi lễ Thần Đạo được thực hiện nhằm mục đích cầu sự mạnh khỏe cho trẻ em. Trong đó, Hanetsuki cũng là một nghi lễ dành cho các bé gái và Hayama dành cho những bé trai. Nhưng dần theo thời gian, Hanetsuki không chỉ dùng cho nghi lễ tôn giáo mà đã trở thành trò chơi cho giới quý tộc.

Thời kỳ Muromachi (1333 – 1568)

Đến thời Muromachi (1333 – 1568), các quý tộc trong triều đã lần đầu cho tổ chức giải cầu lông có tên là “Koginoko shobu”. Cầu lông được gọi là Hane và chất liệu làm nên quả cầu lông này là trái bồ hòn (無患子 – mukuroji) vì những chữ hán tự trong quả cầu này có nghĩa là (Vô Hoạn Tử) có nghĩa là (đứa trẻ không bệnh tật) chính là ước muốn và cầu nguyện mà ba mẹ dành cho con cái. Cây vợt được gọi là Hagoita, được du nhập từ Trung Quốc lúc này là nhà Minh sang.

Thời kỳ Sengouku (1467 – 1615)

Vào thời kỳ Sengouku (1467 – 1615), trong thời đại này các bệnh truyền nhiễm lây lan và nguyên nhân chủ yếu là từ muỗi. Từ đó, người Nhật trong thời đại dần xem Hagoita chính là bùa hộ mệnh và Hane trong tác phẩm văn học được ví như chuồn chuồn. Vì chuồn chuồn được xem là động vật hữu ích nhất để tiêu diệt muỗi.

Thời kỳ Edo (1603 – 1868)

Cho đến thời Edo (1603 – 1868), những gia đình Samurai dần trưng bày các Hagoita trong nhà để kỷ niệm ngày của các bé gái. Phong tục này trở nên nổi tiếng dần và dân chúng bắt đầu tặng nhau Hagoita cho các gia đình có bé gái như lời chúc hay bùa may mắn vào các dịp cuối năm. Đây chính là nguồn gốc cho việc chơi Hanetsuki vào những dịp năm mới tết Dương lịch.

Cần chuẩn bị gì khi chơi Hanetsuki:

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị là vợt Hagoita loại vợt gỗ dẹt và rộng, thường được làm bằng gỗ, nhưng cũng có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tiếp đến là cầu Hane được làm bằng trái bồ hòn hoặc cao su hoặc bìa giấy có kích thước khoảng 2 đến 3cm. Trò chơi cần ít nhất 2 người chơi.

Cách chơi Hanetsuki:

Trò chơi Hanetsuki có thể được chơi từ hai người trở lên, cách chơi cùng giống như cầu lông khi chia làm người chơi đứng chia làm 2 bên đối mặt vào nhau với khoảng cách 2 đến 3 mét. Sau đó bắt đầu đánh truyền cầu Hane qua lại sao cho không bị rơi xuống đất, người chơi để cầu Hane rơi xuống đất sẽ bị tính điểm thua và bị vẽ mực lên mặt. Đây được xem là hành động nhằm xua đuổi ma quỷ và cầu may mắn bên Ấn Độ.

Hanetsuki

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!
>>>Xem thêm: Kaoraoke văn hóa giải trí không thể thiếu