Là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku, một phép màu nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji và cũng là minh chứng Nhật Bản là một trong những quốc gia tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật xây dựng cầu hàng đầu thế giới.

Nhật Bản là một quần đảo với 4 hòn đảo lớn và nhiều hòn đảo nhỏ xung quanh, chính vì thế việc liên kết giữa các hòn đảo lại với nhau cũng là vấn đề, là công trình nghệ thuật hàng đầu trên thế giới. Các cây cầu lần lượt được xây dựng với những hình dáng, kích thước khác nhau và trong đó có cây cầu treo Akashi Kaikyo (Pearl Bridge) – cây cầu nằm trong top đầu những công trình kiến trúc nghệ thuật hàng đầu và là cây cầu treo lớn nhất thế giới Akashi kaikyo. Hôm nay các bạn hãy cùng Newsky tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé.

TẠI SAO NHẬT BẢN LẠI XÂY DỰNG CẦU AKASHI KAIKYO?

Đây là một phép màu của kỹ thuật xây dựng Nhật Bản, nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji và cũng là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Ý tưởng kết nối Awaji với Kobe đã xuất hiện vào cuối những năm 1950 để đối phó với thảm kịch xảy ra ở vịnh Akashi.

Trước đây khi cầu Akashi Kaikyo chưa được xây dựng, hành khách phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi nhưng tuyến giao thông đường thủy này thật sự không an toàn vì thường xuyên có bão. Vào năm 1955 đã xảy ra một tai nạn lớn: trong một cơn bão, phà chở khách bị chìm ở eo biển và đã cướp đi mạng sống của 168 nạn nhân. Sự việc này đã thuyết phục chính phủ Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua vịnh này.

TẠI SAO CẦU AKASHI KAIKYO TRỞ THÀNH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT HÀNG ĐẦU?

Ban đầu người ta có kế hoạch xây một cây cầu có cả đường sắt, nhưng trong thực tế khi dự án bắt đầu vào năm 1986 thì bị hạn chế chỉ có 6 làn xe dành cho đường bộ mà thôi. Việc xây dựng cầu Akashi Kaikyo, liên kết giữa Kobe và đảo Awaji bắt đầu vào năm 1988.

  • Vị trí địa lý:

Cầu bắc ngang qua vịnh Akashi, nơi có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đáy biển nơi đây sâu khoảng 100m và bờ biển phải đối mặt với những dòng thủy triều khổng lồ với tốc độ lên tới 4,5m/s. Hơn nữa biển còn nằm ở trên biên giới của hai mặt kiến tạo và thường xuyên xảy ra động đất.

  • Thiết kế:

Công việc bắt đầu bằng cách xây dựng các bãi lớn để nhúng các chịu lực. Đồng thời việc xây móng để chuẩn bị cho tháp cầu cao 300m bắt đầu trên biển. Các tòa tháp cao 60m dưới mặt nước biển và bao gồm các ống trụ bằng thép khổng lồ, đường kính khổng lồ 80m. Phải mất 7 năm để hoàn thành 2 tòa tháp và kéo căng các dây thép chịu lực trên sàn cầu.

Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối chịu được sức gió 286  km/h (178 mph), động đất cấp 8.5 (theo thang Richter) và sự va đập của dòng nước bên dưới.

Trong khi việc xây dựng đang tiến triển rất tốt, một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở Kobe (1995). Tuy nhiên cây cầu vẫn “bình yên” và nhịp chính của cầu chỉ bị kéo dài ra thêm 1m so với dự tính ban đầu.

 Tổng chiều dài cầu là 3911m gồm có ba nhịp: nhịp chính dài 1991m, hai nhịp biên dài 960m. Hai tháp chính cầu cao 298m so với mực nước biển. Độ cao gầm cầu 6572m

Nhà kiến trúc sư Peter Klic cho hay: “Vì những điều kiện khắc nghiệt trong khu vực, cây cầu này được thiết kế để hút các chấn động và động đất. Năm 1995, một trận động đất đã phá hủy nhiều tòa nhà ở Kobe nhưng cây cầu gần như đã hoàn thành”. Và cây cầu Akashi dang dở đã chịu được trận động đất một cách kì diệu.

Chính trị hay kinh tế không phải là lý do ngăn cản việc xây dựng quá lâu mà là giải pháp công nghệ phù hợp và điều đó đã xuất hiện vào cuối những năm 1980 – những năm bùng nổ của Nhật Bản. Kiến trúc sư David R. Chisholm đã phát biểu: “Tôi cho rằng nhiệm vụ của kỹ thuật xử lý động đất là một nhiệm vụ to lớn và cho đến tận bây giờ, tôi không thể tin được là các kỹ thuật chống lại động đất đã phát triển và trở nên tinh vi đến mức như thế”.

Quá trình xây dựng cầu Akashi Kaikyo:

CHI PHÍ XÂY DỰNG

Sau vài thập kỷ lên kế hoạch thiết kế, thi công, thực hiện dự án,… và 10 năm xây dựng từ năm 1988, chi phí đề hoàn thành cây cầu đã đạt đến con số khổng lồ. Tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ yên (gần 5 tỷ đô la Mỹ). Số tiền này dự tính sẽ được thu hồi bằng phí thu qua cầu nên lệ phí qua cầu trở nên đắt đỏ: 2300 yên (20 đô la Mỹ). Chính vì thế, mặc dù cây cầu này vừa an toàn, vừa tiết kiệm gần một nửa thời gian di chuyển qua eo biển, đa số tài xế vẫn lựa chọn sử dụng những chiếc phà chậm hơn, rẻ hơn.

Lễ khánh thành có sự tham gia của hơn 1000 khách mời nổi tiếng với sự hiện diện của Nhật Hoàng Akihito và vợ của ông. Nhờ có 1737 chiếc đèn được lắp đặt trên tất cả các điểm trên cầu, nó thực sự trở nên vô cùng lấp lánh.

Xem thêm: Shinkansen – đoàn tàu cao tốc siêu nhanh siêu an toàn

Người Nhật đã thật sự thành công với công cuộc xây dựng một cây cầu hoàn hảo, chứng minh Nhật Bản là một trong những quốc gia tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật xây dựng cầu hàng đầu thế giới cũng như về công nghệ tiên tiến, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đúng không các bạn ^^? Những khắc nghiệt của thiên tai không phải là vật cản mà là động lực khiến họ vươn lên cao hơn, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và trở thành một cường quốc khiến nhiều người ngưỡng mộ.