Hãy cùng nhau tìm hiểu văn hóa Meiwaku shinai trong Nhật Bản

Văn hóa Meiwaku shinai trong Nhật Bản là gì?

Văn hóa Meiwaku shinai “迷惑しない“ là không làm phiền người khác, không làm bất kỳ một cá nhân nào khác phải bận tâm hay thấy phiền phức về hành vi của mình, kể cả khi người đó có là người xa lạ hay là chính thành viên trong gia đình minh, đây là cốt lõi của giá trị sống và trong cách ứng xử văn hóa giao tiếp của người Nhật. Chính vì thế họ thường đi theo câu cửa miệng là Sumimasen “すみません” là xin lỗi, thường sẽ đóng vai trò cho một lời chào hay thông báo một điều đã, đang và sẽ xảy ra cho người khác

Câu thần chú không làm phiền người khác này xuất phát từ cách giáo dục thế hệ trẻ của bậc phụ huynh Nhật Bản ngay từ khi các em còn bé và đó là sự tự lập và phải biết chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình. Chỉ khi tự nhìn nhận được hành vi của chính bản thân mình thì những đứa trẻ mới có thể đưa ra giải pháp hợp lý và có cái nhìn khách quan mà không gây ảnh hưởng hay làm phiền đến ai khác, để rèn luyện được thế này, bố mẹ người Nhật thường không can thiệp quá nhiều vào các hoạt động đến lớp học của con em kể cả khi tiểu học. Các em sẽ tự dậy đúng giờ, tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng cá nhân rồi mang lên xe buýt hay tàu điện ngầm đến trường. Tại trường các em nhỏ cũng phải tự dọn dẹp lớp học, đến giờ ăn cũng phải tự sắp xếp và chia phần cho nhau, tự đánh răng hay học tập ngủ nghỉ cho đến tan trường.

 

Văn hóa Meiwaku shinai trong Nhật Bản của đời sống con người:

Trong giờ giấc:

Người Nhật rất xem trọng giờ giấc và tin tuyệt đối vào chiếc đồng hồ của mình, đúng giờ là luật bất thành văn của họ. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua lịch trình giờ tàu chạy và giờ thực tế khi tàu đến. Nếu có trễ 1 phút nhỏ nhoi thì nhân viên cũng sẽ ráo riết xin lỗi khách hàng qua hệ thống loa với lý do :”Chúng tôi đã làm phiền các bạn”.

Theo tờ Japan today cuối tuần đưa tin, một đoàn tàu tên trên tuyến Tsukuba Express tại thủ đô Tokyo đã không tuân thủ lịch trình và rời sớm hơn 20 giây. Theo trang báo Nhật, thông thường đoàn tàu này sẽ rời sân ga Minami Nagareyama vào lúc 9h44 phút sáng nhưng tàu lại rời đi vào 9h43 phút 40 giây sáng, sớm hơn lịch trình 20 giây. Diễn biến này đã được công ty quản lý tàu xem là sự cố và thông báo xin lỗi trên trang web chính thức của công ty trong cùng ngày rằng :”Chúng tôi xin lỗi vì sự cố vô cùng bất tiện mà khách hàng vừa phải trải qua”

Trong mọi cuộc hẹn người Nhật đến sớm hơn giờ hẹn trước 5 phút và nếu có trễ hẹn với một người Nhật thì đây được coi là thiếu tôn trọng họ , họ dành thời gian ra cho bạn, mà bạn làm phiền họ vì đến trễ. Nên nhiều người Nhật khi có chuyện đột xuất đi trễ vài phút thì họ sẽ gọi điện thông báo và xin lỗi chân thành. Và hầu hết khi sang Nhật bạn sẽ luôn luôn thấy cảnh một người vừa bước đi vừa nhìn kim giây trên đồng hồ đeo tay.

Trong công sở:

Tại các công sở Nhật tính cộng đồng là yêu tố cốt lõi tại mỗi công ty. Điều này có thể thấy dễ dàng qua các công việc của mỗi phòng ban luôn có liên kết chặt chẽ với nhau, họ luôn họp ban và biểu quyết theo quyết định của nhóm, không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân trong công việc. Đối với người Nhật mỗi cá nhân là một mắt xích quan trong trong tập thể nên họ rất ngại làm ảnh hưởng đến người khác, và đây là lý do thường thấy người Nhật họ thường đi làm về trễ do họ cần phải hoàn thành xong hết các công việc trong ngày hoặc là họ rất hay hạn chế xin nghỉ phép vì khi đó phần công việc bị chất đống và buộc phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoàn thành công việc sẽ gây ảnh hưởng, cản trở đến công việc của người khác.

 

Trong nơi công cộng :

Trong nơi công cộng, đặc biệt là tại tàu điện ngầm bạn sẽ ít khi nghe thấy tiếng ồn từ mọi người xung quanh, và đây là phép lịch sự cơ bản của họ. Người Nhật hạn chế nói chuyện riêng trên tàu hoặc nghe điện thoại, nếu có cuộc gọi đến họ sẽ thường hay lấy tay che miệng vào bảo “tôi sẽ gọi lại sau”, hành động lấy tay che miệng này giúp giảm bớt tiếng ồn không làm phiền mọi người. Thay vì nói chuyện thì người Nhật thường sẽ chọn cách đọc sách hoặc đi ngủ sau một ngày làm việc vất vả, chơi game, nghe nhạc, xem phim… Kể cả việc chơi game, nghe nhạc hay xem phim cũng phải có quy tắc riêng là phải đeo tai nghe để không làm ồn hay ảnh hưởng đến người khác gây mất tập trung. Việc vô tình hay cố ý gây tiếng ồn được xem là thô lỗ.

Trong chung cư:
Khi sống tại khu chung cư Nhật Bản, tiếng ồn cũng phải giảm thiểu ở mức thấp nhất để trành làm phiền để người khác ngủ nghỉ, kể cả máy hút bụi cũng được thiết kế có chế độ hoạt động khi im lặng để tránh làm phiền người. Có những nơi còn không cho người thuê nhà nuôi thú cưng hay em bé vì tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người khác.

Ngoài ra còn việc phân loại đúng loại rác, mang rác xuống dưới chung cư đúng giờ, đúng vị trí quy định để đảm bảo vệ sinh và tránh ảnh hưởng đến mọi người. Văn hóa Meiwaku shinai cũng gây không ít khó khăn cho người nước ngoài khi sinh sống tại các khu chung cư Nhật Bản, đặc biệt là đối với những người đến từ đất nước tự do, được tự do thể hiện cá tính bản thân như Mỹ.

Trên đây là văn hóa Meiwaku shinai trong Nhật Bạn. Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: https://trungtamnhatngu.com/shimonada-nha-ga-co-doc-le-loi-ben-bien-xanh-o-nhat-ban/