Nhật Bản nổi tiếng thế giới với một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Thông qua âm nhạc, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa, xã hội nơi đây. Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng khám phá vẻ đẹp các loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản nhé.

1.  Đàn dây Koto (琴)

Đàn dây Koto là loại nhạc cụ truyền thống của người dân đất nước mặt trời mọc. Các nhà sử gia cho rằng, Koto ra đời lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ 13 – 15 TCN tại Trung Quốc. Sau đó được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Nara (710 – 794).

Đàn Koto được chia làm nhiều loại dựa vào hình dáng và cấu trúc của chúng. Tuy nhiên phổ biến nhất là loại đàn yamatogoto(大和琴)là dạng đàn tam thập lục. Được phát minh và sản xuất tại Nhật Bản. Một cây đàn Koto “chuẩn” bao gồm thân đàn được làm bằng gỗ Kiri có chiều dài khoảng 180cm 13 dây đàn. Được chơi bằng ba ngón gồm: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Các dây đàn Koto thường được làm bằng lụa và căng qua 13 thanh ngựa.

Koto được biết đến là loại đàn chỉ sử dụng tại cung đình hoặc dành cho giới quý tộc. Vào khoảng thế kỷ thứ 17, trong thời Heian (794 – 1185), chúng dần trở nên phổ biến hơn với người dân. Dần dần trở thành nhạc cụ được sử dụng chủ yếu cho các nghi lễ…

2.  Đàn Taishogoto (大正琴

Đàn Taishogoto cũng là một biến thể của đàn Koto nhưng có hình dạng rất độc đáo. Tương tự như một cây đàn guitar vậy. Chúng được phát minh vào năm 1912, sau khi một nghệ sĩ sáo nổi tiếng của Nhật Bản biểu diễn tại nước ngoài. Lấy nguồn cảm hứng từ các nhạc cụ hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. 

Trong khi các nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản đều sử dụng các loại dây lụa để tạo nên những âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng. Riêng đàn Taishogoto lại sử dụng các dây kim loại được thiết kế theo thang 12 nốt giống với phương Tây. Để chơi chúng, người ta phải gảy dây đàn, đồng thời chọn các nút phím. 

3.  Đàn tỳ bà(琵琶)

Một loại nhạc cụ rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Đàn tỳ bà được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Nara (710 – 794). Và được coi là nhạc cụ có dây nổi tiếng nhất Trung Quốc. 

Nhìn chung, hình dáng của đàn tỳ tại Nhật Bản không có nhiều khác biệt với các quốc gia khác. Chúng có chiều dài từ 60 – 106cm và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Cấu tạo bao gồm thân đàn, dây đàn (thường thì là loại 4 dây) và bộ phận lên dây gồm có 4 trục gỗ được gắn ở đầu cần đàn. Hình dạng đặc trưng nhất là thân đàn như một hình giọt nước. Các nghệ sĩ thường sử dụng những phím gảy đàn thay vì chơi bằng tay không như các quốc gia khác. 

4.  Đàn Shamisen (三味線)

Shamisen là loại đàn 3 dây, xuất hiện từ thế kỉ 16 và được phát triển từ thời kỳ Edo (1603 – 1867). Trở thành một trong những loại nhạc cụ đại diện cho ngành âm nhạc thời kỳ đầu của Nhật Bản.

Cấu tạo của loại đàn này khá đơn giản, gồm phần cổ đàn gọi là Sao và phần thân đàn gọi là Do. Hai mặt ngoài của thân đàn được căng một lớp da. Những người nghệ sĩ sẽ dùng những phím gảy chuyên dụng có kích thước to hơn các loại phím gảy thông thường, gọi là bachi để tạo ra những âm thanh trong trẻo.

Cách chơi đàn và tư thế chơi “đúng chuẩn” Shamisen là tư thế quỳ gối bằng, đặt nhạc cụ nằm trên đầu gối phải, tay phải đặt trên phần thân đàn, trong khi tay trái điều chỉnh các dây kéo sao cho đúng nhịp độ, cao độ. Shamisen cũng thường được biểu diễn trong kabuki và minyo – loại hình nhạc dân gian truyền thống Nhật Bản.

5.  Trống Kotsuzumi(小鼓)

Trống Kotsuzumi không giống với trống Wadaiko bởi chúng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.  Kotsuzumi thường được sử dụng và biểu diễn cùng với kabuki và noh. Để minh họa cho màn biểu diễn và tạo ra những âm thanh mỏng hơn, nhẹ hơn. Những nghệ sĩ đánh Kotsuzumi thường đặt chúng trên vai phải của mình và đánh trống bằng tay phải. Trong khi tay trái lại điều khiển và siết chặt những sợi dây gai dầu xung quanh được gọi là shirabeo. Chúng có công dụng để siết chặt bề mặt trống, nhằm thay đổi cao độ của âm thanh mỗi khi được đánh.

Những người chơi trống Kotsuzumi chính là những nghệ nhân khéo léo. Bởi họ phải điều chỉnh các dây shirabeo sao cho linh hoạt cùng với động tác đánh trống thật “mềm dẻo” và đúng kỹ thuật. Có đôi lúc bạn sẽ nhận thấy những người đánh trống Kotsuzumi để bề mặt trống sát với khuôn mặt của họ hơn nhằm điều chỉnh và kiểm soát độ ẩm trước khi tạo ra những âm thanh mong muốn.

6.  Trống Wadaiko(和太鼓)

Trống Wadaiko – hay còn được gọi là Taiko, có xuất thân từ Trung Quốc. Được du nhập vào Nhật Bản thông qua bán đảo Triều Tiên.  Từ thời xa xưa, trống Wadaiko đã được sử dụng bởi các lãnh chúa phong kiến trong khi có chiến tranh (1467 – 1568). Để huy động lực lượng và nâng cao tinh thần cho các chiến sĩ. Sau đó, loại trống này dần được biểu diễn trong các lễ hội tôn giáo diễn ra tại các đền, thờ.

Cấu tạo trống Wadaiko rất đơn giản. Gồm thân gỗ hai mặt trống được làm từ da bò kéo căng. Nguyên liệu để làm thân trống phải là những thân gỗ rỗng, có tuổi đời lâu năm và đường kính lớn. 

7.  Sáo trúc Shakuhachi (尺八)

Một loại nhạc cụ khá đơn giản trong cách thiết kế và cấu tạo đó chính là sáo trúc Shakuhachi. Chúng đơn thuần được làm bằng trúc với chiều dài khoảng 54.5cm và gồm 5 lỗ bấm. Người thổi phải đặt môi lên đầu sáo rồi điều chỉnh lượng hơi. Phải linh hoạt dùng các ngón tay che đầu lỗ bấm sao cho âm thành tạo ra đúng cao độ, nhịp độ. 

8.  Sáo Nohkan(能管)

Nohkan là loại sáo duy nhất được sử dụng trong các buổi biểu diễn noh và Kabuki. Cấu tạo và hình dáng của loại sáo này giống như các loại sáo thông thường khác. Với đa dạng các kiểu dáng cũng như là chiều dài khác nhau. Thông thường, sẽ có khoảng 8 lỗ bấm, với 1 lỗ ở ngay phần đầu sáo và 7 lỗ còn lại lần lượt ở phần thân sáo. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà các bán kính của các lỗ sáo cũng rất đa dạng. Âm thanh mà sáo Nohkan mang lại thường khá cao. Nhiều lúc sẽ gây cảm giác “hơi căng thẳng” cho người nghe.

9.  Nhạc cụ Shō (笙)

Shō được cho là nhạc cụ dẫn tới sự phát triển hiện đại của đàn organ và đàn phong cầm. Nhiều người nhận xét rằng, nhìn bề ngoài, Shō giống như được ghép từ những thanh sáo vào với nhau vậy. Chúng là một tập hợp bao gồm 17 các ống tre được gắn lại với nhau. Trong đó có tới 15 ống được gắn bằng một cây sậy kim loại. Người chơi sẽ phải thổi vào phần ống thổi của Shō, sau đó điều chỉnh các lỗ nhỏ trên các ống tre để tạo ra âm thanh mà mình mong muốn. Shō là một trong những nhạc cụ không thể thiếu trong màn trình diễn gagaku. 

10.  Kagura – Suzu (神楽鈴

Nếu du khách có cơ hội ghé thăm các ngôi đền, chùa tại Nhật Bản. Ngoài những chiếc chuông thông thường, chúng ta có thể nhận thấy một chiếc chuông cầm tay khá phổ biến. Cấu tạo của chúng khá nhỏ gọn, vừa với bàn tay. Các bộ phận bao gồm phần cán và khoảng 3 – 4 các tầng chuông nhỏ được ghép với nhau. Kagura-suzu hay được sử dụng tại các nghi lễ Thần Đạo, hoặc trong các buổi lễ…

>>> Xem thêm: Kendo – văn hóa kiếm đạo Nhật Bản