Hãy cùng khám phá ngày quốc thế thiếu nhi của Nhật Bản:

Cũng như ở Việt Nam có ngày quốc tế thiếu nhi là 1/6, thì ở Nhật Bản cũng có ngày lễ riêng cho trẻ em – Ngày tết thiếu nhi (còn được gọi là kodomo no hi – 子供の日), ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc.

Ngày tết thiếu nhi là gì?

Ngày tết thiếu nhi (子供の日) là một ngày lễ cố định vào ngày 5 tháng 5 và là một trong những ngày tạo nên Tuần Lễ Vàng. Đây là ngày được thiết lập bởi Đạo Luật về các ngày lễ quốc gia để cầu mong sự khỏe mạnh và hạnh phúc của trẻ em cũng như cảm ơn công lao vĩ đại của những người mẹ.

Nguồn gốc và xuất xứ:

 Trước kia ngày 5/5 được gọi là tết Đoan Ngọ xuất phát từ Trung Quốc (tiếng Nhật gọi là Tango no sekku) và cũng là ngày của bé trai. Trong khi ngày, ngày của các bé gái được tổ chức vào ngày 3 tháng 3.
 Theo âm lịch ngày 5/5 này cũng là ngày bắt đầu mùa hè. Để chuẩn bị cho việc chống lại nhiều bệnh tật thường xuất hiện vào mùa này, ba mẹ có con nhỏ thường làm lễ cầu trời Phật để con nhỏ luôn được an lành và mạnh khỏe.   Đặc biệt với những gia đình có bé trai, thì người Nhật sẽ chúc mừng ngày này bằng cách dựng cá koi (cá chép) gọi là (koi no bori) trước ngày 5/5 trên sân nhà vào năm đầu tiên kể từ khi bé được sinh ra.
Sau này ngày này đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948, đổi tên thành ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) để cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến những người mẹ.

Người Nhật tổ chức và làm gì cho ngày tết thiếu nhi?

Treo cờ cá chép (Koi nobori)

Đây là dịp lễ đặc biệt, người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Cờ cá chép có 5 màu chủ đạo là: xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím. Những lá cờ Koi (cá chép) vải đầy màu sắc được treo trên mái nhà hoặc hành lang chung cư của các gia đình có con trai. Bộ cờ cá chép truyền thống bao gồm cá chép đen, đỏ và xanh từ trên xuống. Màu đen tượng trưng cho người cha, màu đỏ tượng trưng cho người mẹ và màu xanh tượng trưng cho đứa trẻ.

Dùng mũ đội Samurai để trang trí:

Ngoài ra, mũ đội đầu samurai cũng được dùng để trưng bày. Có cả sự kiện để các bé tự tay làm mũ samurai bằng giấy và đội chúng lên đầu. Mũ samurai là vật dùng để bảo vệ đầu tượng trưng cho việc “hộ thân”. Thế nên, việc trang trí mũ samurai được tương truyền giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy hiểm, lớn lên trong sự an toàn.

Món ăn người Nhật thường ăn trong ngày tết thiếu nhi:

Vào ngày tết thiếu nhi người Nhật thường sẽ ăn món bánh dẻo Kashiwa mochi. Một loại bánh dẻo có nhân đậu đỏ bên trong và lá sổi bọ bên ngoài. Người Nhật ăn bánh dẻo Kashiwa Mochi với hy vọng con cháu đời đời sẽ được thịnh vượng và an khang.

Ngâm mình trong lá xương bồ:

Người Nhật có phong tục thường ngâm mình trong bồn thả lá cây diên vĩ (lá xương bồ) , gọi là tục Shobu-yu (菖蒲湯). Việc làm này được cho là dùng để xua đuổi tà ma vì lá có hình kiếm và chữ Hán của cây xương bồ (diên vĩ) là 菖蒲 đồng âm với từ “thượng võ” (尚武 しょうぶ) của Samurai từ thế kỷ 13~14 và cầu mong cho sức khỏe và cuộc sống lâu dài của họ.

 

 

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: Trang phục truyền thống của Nhật Bản – Kimono