Tổng hợp các ngày lễ tại Nhật Bản:

Những ngày lễ được của Nhật được quy định bởi pháp luật Nhật Bản.  Tại Nhật nếu ngày lễ rơi vào chủ nhật thì ngày tiếp theo cũng sẽ được nghỉ bù, nếu ngày thường rơi vào chính giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng được nghỉ. Sau đây là tổng hơp những ngày lễ tại Nhật Bản.

Ngày mồng 1 tết:

Là một quốc Đông Bắc Á nhưng từ khi cuộc duy tân Minh Trị do Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành thành công năm 1868. Nước Nhật đã có truyền thống chào mừng tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người Nhật sẽ bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 năm cũ và cũng có nhiều công ty bắt đầu nghỉ từ ngày 30/12 năm cũ đến mồng 4/1 năm mới. 

Ngày lễ Thành Niên:

Lễ Thành Niên từng là vào ngày 15 tháng 1 nhưng ngày nay đã được chuyển sang ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 1, là ngày chúc những các người trẻ đã trưởng thành tròn 2o tuổi. Vào ngày này, các khu vực địa phương sẽ tổ chức Lễ thành nhân “Seijin-shiki”.

Ngày lễ Quốc Khánh:

Đất nước Nhật Bản kỷ niệm ngày Quốc Khánh diễn ra vào ngày 11/2 hằng năm. Tại khu thần xã Meiji – Jingu tại nhà ga Harajuku có tổ chức lễ diễu hành để kỷ niệm ngày Quốc Khánh. Theo lịch sử, ngày này diễn ra nhằm kỷ niệm Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang vào năm 660 trước công nguyên.

Ngày Xuân Phân:

Được diễn ra vào ngày 20 tháng 3 đến ngày 21 tháng 3. Vào ngày này người Nhật thường sẽ có thói quen đi viếng thăm mộ tổ tiên, ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống. Người Nhật rất hay ăn  ăn 1 loại bánh kẹo truyền thống wagashi gọi là Botamochi.

Ngày Chiêu Hòa:

Vào ngày 29 tháng 4 trước năm 2007 ngày này được gọi là ngày Xanh. Và cũng là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi hoàng đế Chiêu Hòa qua đời  người ta lấy ngày này làm ngày lễ để giữ gìn màu xanh của thiên nhiên (hiện nay người ta kỷ niệm ngày này vào ngày mồng 4 tháng 5). Ngày Chiêu Hòa là một phần của Tuần Lễ Vàng.

Ngày Hiến Pháp:

Mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Ngày lễ Dân Tộc:

Từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh (ngày lễ dân tộc)  được kỉ niệm vào ngày sinh của cố hoàng đế Chiêu Hòa, vì ông vua này rất yêu cây cối và thiên nhiên. Về sau ngày này được chuyển sao vào ngày mồng 4 tháng 5.

Ngày thiếu nhi:

Đây là ngày cầu chúc hạnh phúc và sức khỏe cho các trẻ em được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”. Cũng là một trong các ngày của Tuần lễ vàng.

Ngày của biển:

Là ngày dành để cảm ơn những gì thần biển đã ban tặng và cầu mong cho bình an cho các cư dân thì đánh bắt. Được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ 3 tháng 7 hằng năm. Ngày này là đánh dấu sự trở về an toàn của Thiên Hoàng sau chuyến viếng thăm Hokkaido trên môt con thuyền vào năm 1876.

ngày lễ tạ ơn thần biển

Ngày kính lão:

Vào ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 9. Đây là ngày để cầu nguyện cho sự trường thọ, thể hiện sự kính trọng với những người cao tuổi. Vào ngày này tại nhiều vườn bách thú hay công viên quốc gia sẽ mở cửa miễn phí cho những người cao tuổi.

Ngày lễ kính lão

Ngày thể thao:

Được áp dụng từ năm 1966 nhằm kỷ niệm sự kiện thể thao lớn – Olympic Tokyo 1964, hiện nay được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 10 hằng năm. Là ngày cho người dân được làm bạn với thể thao, vận động cơ thể và tại các quảng trường hay nhà thi đấu thường tổ chức rất nhiều sự kiện lớn liên quan đến thể thao.

Ngày lễ thể thao tại Nhật

Ngày lễ văn hóa:

Đây được xem là ngày khuyến khích cho sự phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hòa bình của người Nhật. Trong những ngày này có rất nhiều sự kiện do Bộ Văn Hóa tổ chức, hay các sự kiện cá nhân… Đặc biệt là trại giam Fuchu-Tokyo cũng tổ chức lễ hội văn hoá vào ngày này hằng năm. Khi người dân có thể ăn uống tại trại giam và mua đồ do các tù nhân bán.

Ngày lễ tại Nhật

Ngày lễ tạ ơn những người lao động:

Mục đích ngày này nhằm đề cao giá trị sức lao động và cảm tạ cho một mùa bội thu. Ngày lễ này thường tổ chức sau khi vụ mùa kết thúc, người dân hiến tặng các sản vật cho thần mới thu hoạch nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ. Bắt nguồn từ lễ hội Ninamesai để cảm tạ mùa màng bội thu. Đây là ngày lễ có từ xa xưa của nước Nhật sống bằng cây lương thực lúa gạo

Ngày lễ tại Nhật

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: Bánh Wasaghi loại bánh truyền thống của Nhật Bản.