Người Nhật ngoài việc nổi tiếng về kỉ luật và văn hóa, họ còn có những thói quen lạ đặc trưng của họ. Bài viết sẽ nói về 8 thói quen “lạ” của người Nhật.

>>Xem thêm: Top 5 lễ hội không nên bỏ qua của Nhật Bản.

Thói quen đúng giờ của người Nhật.
Thói quen đúng giờ của người Nhật có từ rất lâu. Nó có liên quan nhiều tới lịch trình vận hành của các chuyến tàu điện ngầm ở Nhật. Theo tư liệu ghi lại, vào thời Minh Trị (1868 – 1912), Nhật Bản bắt đầu công cuộc đổi mới và vươn đến vị thế cường quốc trên thế giới.

Khi này ngành đường sắt ở Nhật chưa kịp phát triển. Do đó xảy ra tình trạng chậm tàu từ 20 – 30 phút là chuyện bình thường.

Kể từ Chiến tranh thế giới thứ I, ngành đường sắt Nhật Bản có những bước tiến vượt bậc về thời gian. Thời điểm này, khi mà lượng người có nhu cầu sử dụng tàu điện tăng đột biến, thời gian tàu dừng cũng phải rút ngắn hết sức có thể để kịp giờ cho chuyến tàu sau cập bến.

Thói quen thích xếp hàng của người Nhật.

Có lẽ chúng ta đã thấy rõ, người Nhật có một cuộc sống khuôn khổ. Thậm chí đó là điều họ thích. Kể cả trong những trường hợp không cần thiết họ vẫn thích xếp hàng theo thứ tự.

Qua một cuộc phỏng vấn về văn hóa, một nhà tâm lý người Nhật phát biểu: “Nguyên nhân khiến người Nhật “cuồng” xếp hàng là bởi vì có một căn bệnh tâm lý mang tên “thích ứng dư thừa” đã ăn sâu vào máu của họ. Vì vậy, ngay cả khi không cần thiết, họ vẫn làm những hành động mà bản thân đã cảm thấy quá quen thuộc.

Đa phần người Nhật bị cận thị.

Dân số Nhật Bản tính đến năm 2021 là 126.230.080 người. Trong đó khoảng hơn 67 triệu người đang mắc các vấn đề về thị lực phải đeo kính. Phần lớn bị vấn đề về cận thị.

Nguyên nhân chủ yếu là vì chữ viết của người Nhật quá phức tạp. Chữ Nhật không chỉ có những nét chữ Hán loằng ngoằng mà còn rất dễ bị nhầm lẫn. Chữ viết khiến cho người Nhật cũng phải căng mắt ra để nhìn. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người mắc phải các vấn đề thị lực, nhiều nhất là cận thị. 

Thói quen lạ thích đọc báo lá cải của người Nhật.

Mặc dù tại Nhật tạp chí lá cải và tạp chí chính thống ở các nước này lại được phân chia rất rõ ràng. Và họ cho rằng, đăng tin thì truyền hình và báo chí cũng phải giúp độc giả giải tỏa thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Do đó kể cả Đài truyền hình quốc gia của Nhật cũng chẳng ngại đăng các thông tin lá cải trên sóng nhằm mua vui cho mọi người.

Bản chất người dân Nhật cũng rất thích “tám chuyện” như các quốc gia khác.

Thói quen lạ thích khỏa thân tắm suối nước nóng tại Nhật.

Theo thống kê Nhật có khoảng 28 nghìn Osen. Được xem là đất nước có nhiều suối nước nóng nhất trên thế giới. Hằng năm, các Osen thu hút hàng trăm triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước. Phần lớn những tour du lịch nội địa của người dân là đi tắm suối.

Bắt nguồn từ khi Nhật Bản vẫn làm các việc nông nhàn, thời tiết giá lạnh. Nên nông dân tìm đến những khu suối nước nóng để thư giãn, từ đó sở thích tắm suối của người Nhật trở thành thói quen. Nó dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Nhật.

Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt không lẫn với bất kỳ đất nước nào, đó là họ luôn khỏa thân. Mặc dù tắm chung với rất nhiều người. Thậm chí, mặc thứ gì đó trên người khi tắm suối lại là một điều cấm kỵ. 

Thích đọc manga.

Từ cuối thế kỷ 18 Manga bắt đầu phổ biến ở Nhật . Đến nay, hầu hết mọi lứa tuổi ở Nhật đều đọc manga. Sống trong một xã hội quá nguyên tắc nên đôi khi họ muốn thả hồn vào truyện tranh để thoải mái mường tượng nước mình theo cách nghĩ khác. 

Thêm chức danh khi gọi tên.

Bạn sẽ phải nhớ thêm chức danh của sếp mình, nếu bạn làm việc trong các công ty Nhật. Lý do đơn giản chỉ là họ thích được gọi như vậy.

Theo kết quả một cuộc điều tra cho rằng: “Người Nhật có gen di truyền “căn bệnh bất an” mà những người này lại rất dễ mất tự tin ở bản thân và chịu nhiều sự tác động của môi trường xung quanh. Vì thế, khi gọi tên kèm theo chức danh sẽ khiến họ cảm thấy tự tin hơn.

Không có thói quen nói “anh yêu em hay em yêu anh”.

Xét về nghĩa của từ “yêu” quá rộng còn tình cảm nam nữ thiên về “lưu luyến” nhiều hơn.

Thay vì nói lời “yêu” thì người Nhật chỉ nói “thích”. Theo quan niệm của người Nhật, chữ “yêu” là một chữ du nhập từ nước ngoài vào. Họ cho rằng “yêu” và “lưu luyến” hoàn toàn không giống nhau.

>>Xem thêm: Top 5 điều kiêng kỵ trong văn hóa Nhật Bản.