Thứ mang linh hồn của dân tộc, thứ chứa đựng tinh thần bất diệt của một quốc gia, thứ nói lên niềm tự hào của một đất nước chỉ có thể là văn hóa. Văn hóa đất nước tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm với quốc gia đó. Nhật Bản nơi có những đặc trưng văn hóa lâu đời còn tồn tại cho đến ngày nay. Một bài viết tổng hợp 6 đặc trung văn há Nhật Bản bạn nên biết.

>>Xem thêm: Vì sao Nhật Bản được gọi là “xứ Phù Tang”?

Văn hóa Nhật Bản khó bị đồng hoá.

Văn hóa được ví như linh hồn bất diệt của con người Nhật Bản. Nhật từng là một đế quốc phát xít hùng mạnh, từng xâm lược các nước trong thế chiến thứ nhất. Nhật Bản cũng từng xâm lược Việt Nam và hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Do không bị ảnh hưởng hậu quả của Thế chiến thứ 1 và không bị xâm lược nên nền văn hóa của Nhật Bản vẫn giữ vẹn nguyên nét nguyên thủy, nét truyền thống của mình.

Trung thu được tổ chức 2 lần – nét độc đáo trong văn hóa Nhật Bản
Lồng đèn cá chép trong văn hóa Nhật.

Ngày nay Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế thuộc nhóm hàng đầu, mở cửa đón nhận đầu tư từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mở cửa đồng nghĩa với việc sẽ chấp nhận sự đe dọa, sự pha trộn về văn hóa quốc gia. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại nền văn hóa Nhật Bản vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó, một nền văn hóa khó bị đồng hóa. Đúng bản chất của câu nói “hòa nhập chứ không hòa tan”.

Văn hóa trà đạo đặc sắc.

Tự bao giờ uống trà trở thành một tông phái riêng của nền văn hóa, được người ta ban cho cái danh là “Trà đạo”. Mỗi quốc gia sẽ có một cung cách “Trà đạo” riêng biệt. Và khi nhắc đến “Trà đạo” người ta nghĩ ngay đến những con người xứ sở Phù Tang. Đây là nét đặc trưng văn hóa mang cả tâm hồn và tinh thần của người Nhật là một biểu tượng văn hóa nơi đây.

Những điều ấn tượng trong văn hóa Nhật Bản
Nghệ thuật pha trà trong “Trà đạo” Nhật Bản.

Chaniwa là một không gian đậm chất truyền thống của người Nhật là một căn phòng được đặt trong khuôn viên của một khu vườn. Đây là một nơi uống trà theo đúng lễ nghi truyền thống của người Nhật.

Người Nhật quan niệm thưởng thức “Trà đạo” giúp học phát triển giá trị tinh thần của bản thân.

Quốc phục Kimono.
Kimono khi nhắc đến chắc chắn ai cũng biết đây là quốc phục của Nhật Bản, một trang phục tạo nên vẻ đẹp tao nhã của người Nhật. Đặc biệt là con gái Nhật Bản khi mặc Kimono thì rất cầu kì, chính sự cầu kì đó mang lại nét đẹp truyền thống cho người con gái ấy.

Những nét độc đáo trong văn hóa Nhật Bản
Trang phục Kimino của Nam và Nữ Nhật Bản.

Kimono là trang phục dạng áo choàng rộng dùng một dây đai rộng cố định tại vòng eo của người mặc. Đồng thời kết hợp với các dây đai khác, Kimono có tay áo và ống tay áo rộng. Con gái Nhật khi mặc Kimono đều phải buộc tóc gọn gàng, cài trăm lên tóc để tạo được sự kết hợp hài hòa của tổng thể trang phục.

Võ sĩ đạo một tinh thần bất diệt.

Nhật Bản vượt qua Thế chiến thứ 1 mà không bị bất cứ một ảnh hưởng nào. Tuy nhiên đến Thế chiến thứ 3 Nhật Bản lại bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Bên cạnh đó thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá cũng đã tạo cho con người nơi đây một tinh thần thép.

Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
Hình ảnh biểu tượng của Võ sĩ đạo Nhật Bản.

Từ sự khó khăn, khắc nghiệt đã tôi luyện con người nơi đây một ý chí kiên trì, một tinh thần thượng võ. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính buộc họ phải rèn luyện những đức tính: nhân từ, lễ độ, dũng cảm, ngay thẳng, giữ danh dự, biết kiểm soát bản thân và đặc biệt là lòng trung thành.

Các võ sĩ đạo luôn chọn tự sát để thể hiện sự trung thành của mình khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Nghiêm khắc trong văn hóa giao tiếp.

Có những nghi thức, quy tắc truyền thống trong giao tiếp mà người Nhật Bản bắt buôc ai cũng phải tuân theo. Trước tất cả lời chào họ đều cúi gập người, tùy vào từng tầng lớp, giai cấp, địa vị, mối quan hệ trong xã hội mà có những kiểu chào khác nhau.

Cùng tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản
Văn hóa giao tiếp chào hỏi của người Nhật.

Lễ hội và phong tục truyền thống lâu đời.

Lễ hội và phong tục văn hóa góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Nó thể hiện nếp sống của người Nhật. Cho người khác thấy một xã hội tuy phát triển nhưng vẫn giữ được nền văn hóa truyền thống.           

Sắp diễn ra Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản - Tạp chí điện tử Môi trường & Cuộc sống
Lễ hội tại Nhật Bản.

Có thể nói yếu tố làm nên nét văn hóa đặc trưng của Nhật bản là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp đó đã tạo nên sự phát triển về con người cũng như xã hội tại Nhật Bản.

>>Xem thêm: Ninja – Bậc thầy võ thuật của Nhật Bản.