Người Nhật nổi tiếng trên thế giới về sự kỷ luật, cũng như trong văn hóa giao tiếp. Đặc biệt là giao tiếp trong kinh doanh rất được chú trọng. Trong đó có 12 nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật mà bạn nên biết.

Văn hóa cúi chào đặc sắc nhất thế giới.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật cúi chào được xem là một nghệ thuật. Đặc biệt trong kinh doanh không thể thiếu văn hóa chào hỏi nhau. Người Nhật đặc biệt chú trọng đến nghệ thuật cúi đầu. Bởi nếu cúi đầu quá sâu trong hoàn cảnh không đúng sẽ bị cho là hành động kỳ quặc.

Khi bắt tay người đối diện không nên siết mạnh và không được giao tiếp bằng mắt. Khi giao tiếp không được cười thoải mái, cần nói nhỏ nhẹ với thái độ chững chạc.

Văn hóa giữ chữ tín, lời hứa trở thành nguyên tắc.

Thời gian và cam kết là nguyên tắc thép của người Nhật. Chữ tín được coi trọng với doanh nhân Nhật, điều đó được nhìn nhận thông qua việc giữ lời hứa. Nếu vì một số trường hợp mà bạn không thể giữ lời hứa thì điều cần thiết là phải xin lỗi và đưa ra lời giải thích hợp lí. Điều này sẽ giúp đối tác có cái nhìn tốt hơn với bạn.

Coi trọng giờ hẹn.

Người Nhật rất coi trọng lịch hẹn và giờ hẹn. Họ sẽ không chấp nhận bất cứ lí do nào đến bạn đến muộn. Người Nhật coi đó là hành động khiếm nhã, không tôn trọng họ. Vì vậy, khi có cuộc hẹn với các đối tác tại Nhật, phải cố gắng sắp xếp đúng giờ.

Gửi thiệp mừng nhân dịp ngày lễ, tết.

Ta có thể gửi thiệp chúc mừng năm mới hay Giáng Sinh. Nhưng phải chú ý là gửi đến trước ngày lễ. Nếu gửi đến sau thì ý nghĩa lời chúc sẽ mất đi. Đây cũng là một văn hóa ở các công ty Nhật Bản trong văn hóa giao tiếp. Vì vậy việc hiểu các nét văn hóa đặc trưng cũng chính là cấu nối quan trọng trong kinh doanh và giao tiếp mang lại sự tin tưởng, thành công và hợp tác lâu dài.

Văn hóa quà tặng trong kinh doanh.

Tặng quà là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh ở Nhật. Ở Nhật tặng là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kinh trọng, thái độ ngưỡng mộ. Khi nhận quà từ đối tác không nên mở trước mặt người tặng quà.

Quà tặng không nên có số 4, 9 hoặc những vật nhọn, đồ vật được tượng trưng là không may mắn ở Nhật.

Cấp bậc được thể hiện rõ ràng trong giao tiếp.

Với văn hóa giao tiếp của người Nhật trong kinh doanh, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà sẽ là người giới thiệu các thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.

Tinh thần chủ đạo trong văn hóa kinh doanh: Doanh nhân phục vụ đất nước, Quang minh chính đại, Hòa thuận nhất trí, Lễ độ khiêm nhường, Phấn đấu vươn lên, Đền đáp công ơn…

Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kĩ.

Trong kinh doanh, các công ty, tổ chức Nhật Bản luôn yêu cầu đối tác làm ăn đưa tới tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất tại công ty. Nhưng khi bắt đầu chính thức thì các công ty Nhật nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.

Người Nhật thích đối tác sử dụng tiếng Nhật.

Do người Nhật coi trọng bản sắc văn hóa của mình. Nên khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vừa là một thuận lợi vừa gây ấn tượng tốt. Vì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số người biết nói tiếng Anh là rất ít.

Văn hóa thỏa hiệp và sự hòa giải.

Trong văn hóa giao tiếp trong kinh doanh, người Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng sự thỏa hiệp và hòa giải. Tin tưởng tuyệt đối vài quyết định của tập thể, không nói ra cảm xúc thật vì muốn duy trì sự hòa thuận. Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh trở thành chính thức.

Tôn trọng ý kiến tập thể.

Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết định sau khi nghe ý kiến nhân viên. Quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành vì quyết định đó thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người.

Văn hóa tôn trọng danh thiếp.

Nhật Bản là một trong những nước sử dụng danh thiếp nhiều nhất Thế giới. Danh thiếp ở Nhật được gọi là Meishi – việc trao danh thiếp được tiến hành trang trọng bởi nghi lễ gọi là Meishi Kokan.

Vì vậy nếu bạn có ý định trao đổi làm ăn với họ thì nên chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình và trao danh thiếp ở lần gặp đầu tiên. Khi trao và nhận phải cầm bằng hai tay và luôn để trên bàn. Kết thúc cuộc gặp nên cất vào ví và không được bỏ sau túi quần.

Coi trọng hình thức.

Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và công ty. Khi có chuyến công tác tại Nhật, nếu là nam nên mặc comple tối màu, áo sơ mi và cà vạt. Phụ nữ nên mặc trang phục mục tối nhưng phải kín đáo và trang trọng, không nên đi giày cao gót, trang điểm quá đậm hoặc váy quá ngắn.

>>Xem thêm: Văn hóa “cuồng” màu đỏ của người Nhật.