Người ta nói rằng, trong số các bài quốc ca thì “Kimigayo” (君が代 – Quân Chi Đại) là bài quốc ca ngắn nhất thế giới. Xét về thời gian thì quốc ca của tiểu bang Jordan dường như là ngắn hơn. Nhưng xét về độ dài, với việc chỉ có 26 kí tự bao gồm cả Kanji thì đó chính là lý do quốc ca Nhật Bản được gọi là quốc ca ngắn nhất thế giới.
1. Nguồn gốc quốc ca Nhật Bản
Khoảng năm 1868, thời Minh Trị Duy Tân, xuất phát từ đề xuất của sỹ quan quân đội Hoàng gia Anh – ngài John Wiliam, Nhật Bản nên có quốc ca chính thức. Ý tưởng này đã được Thiên Hoàng chấp thuận và giao nhiệm vụ cho Hiromori Hayashi – nhạc công của Thiên Hoàng đảm nhiệm. Sau đó, ông tìm thấy được niềm cảm hứng cho những lời đầu tiên của “Kimigayo” trong “Kodai Wakashu”, một tập thơ cổ Hoàng gia được viết vào thời kì Heian ( khoảng thế kỉ 10). Dựa vào bài thơ, ông đã cố gắng viết lại phần lời vào năm 1880. Phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được Franz Ecker, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra. Sau nhiều năm tỉ mỉ nghiên cứu và hoàn thiện. Đến năm 1888 được xem là mốc thời gian Kimigayo chính thức ra đời.
Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật – Thanh, chiến tranh Nhật – Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức cùng với cờ Nhật Bản. Điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.
2. Ý nghĩa bài quốc ca Nhật Bản
Bài quốc ca này là lời chúc cho vương triều của Thiên hoàng Nhật Bản tồn tại mãi mãi. Vì thời điểm sáng tác bài hát này, Thiên hoàng là người có quyền lực cao nhất tại Nhật. Tất cả mọi người đều tôn vinh ngài. Dù bài quốc ca này bị lên án với chế độ quân chủ cũng như các vấn đề về chiến tranh thời kỳ thế chiến thứ 2. Nhưng nó vẫn tồn tại và trường tồn đến hiện nay, trở thành bản quốc ca ngắn nhất trên thế giới cũng như mang những tinh thần dân tộc cao cả của người Nhật.
3. Bài hát quốc ca Nhật Bản
Lời bài hát quốc ca Nhật Bản
Bài quốc ca của Nhật Bản là bài Kimigayo rất ngắn gọn, chỉ có 4 câu và được phổ nhạc từ tập thơ waka cổ. Bài hát có lời theo tiếng Nhật và được phiên âm, phiên dịch ra như sau:
君が代は (Kimi ga yo wa)
Hoàng triều hạnh phúc vạn tuế của Người
ちよにやちよに (Chiyo ni yachi yo ni)
Xin Thiên hoàng hãy trị vì
細石の (Sazare ishi no)
Cho đến khi những viên sỏi bây giờ
巌となりて (Iwao to narite)
Qua thời gian kết thành những tảng đá
苔の生すまで (Koke no musu made)
Với bề mặt cổ kính đầy rêu phong.
Kimi nghĩa là quân trong quân thần. Từ kimi hiện nay được dùng với nghĩa: chủ nhân, trưởng gia đình, bạn hữu, người yêu… dùng từ kimi để gọi người thân thiết với mình hoặc người dưới tuổi. Tuy nhiên, dưới chế độ quân phiệt ngày xưa thì kimi chính là chỉ Thiên hoàng. Nghĩa đại thể của bài Kimigayo này là Chúc mạnh khoẻ mãi mãi! Vạn tuế.
Thông điệp bài quốc ca muốn gửi gắm:
Lớp nam, nữ đã trưởng thành
Qua hàng nghìn, hàng trăm năm
Dù cho có mãi mãi tái sinh
Hãy đoàn kết hợp tác
Mong cho sợi dây kết nối và niềm tin vững chắc mãi mãi được thắt chặt.
4. Nghi thức hát Quốc ca Nhật Bản
Bài quốc ca Nhật Bản bắt buộc các học sinh ở trường học phải học và hát quốc ca. Ngay từ cấp 1, tất cả trẻ em Nhật đều phải được học Kimigayo tại trường. Nhưng bài hát quốc ca này của Nhật không phải ai cũng có thể hát được. Bởi khi hát giai điệu sẽ phải cao lên dần và với những người có tông giọng thấp sẽ khó mà hát được lên cao.
Giống như Việt Nam, bài quốc ca của Nhật Bản cũng thường được hát vào sáng thứ 2 hàng tuần tại Nhật Bản. Đó cũng là một nghi thức quan trọng với mỗi người dân Nhật, nghi lễ thiêng liêng. Vào mỗi sáng đầu tuần khi bài quốc ca vang lên như một sự hùng hồn. Thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Nhật Bản với quốc gia của họ cùng với niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Bài quốc ca như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi công dân Nhật Bản đối với đất nước, tinh thần yêu nước của họ.
>>> Xem thêm: 4 nét đẹp văn hóa Nhật Bản mà bạn phải thán phục
Leave a Reply