Hãy cùng khám phá lễ hội Gion tại Nhật:
Lễ hội Gion là gì:
Lễ hội Gion hay còn được gọi là Gion Matsuri là một trong những lễ hội có lịch sử và thâm niên lâu đời nhất. Thường được tổ chức vào tháng bảy hằng năm và tổ chức tại thành phố Kyoto. Gion Matsuri tại Kyoto và Tenjin Matsuri tại Osaka với Kanda Matsuri tại Tokyo là ba lễ hội lớn nhất tại đất nước mặt trời mọc.
Mục đích của lễ hội:
Kyoto được biết đến là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh triền miên. Người Nhật tin rằng tổ chức lễ hội sẽ có thể cầu xin các vị thần phù hộ tránh khỏi các thiên tai. Cũng từ đây mà lễ hội này ra đời.
Nguồn gốc và lịch sử:
Vào năm 869, có một dịch bệnh đáng sợ tràn lan trên khắp nước Nhật và lấy đi vô số sinh mạng. Vì thế, hoàng đế Seiwa quyết định cầu khẩn thần linh dập tắt dịch bệnh. Hoàng đế đã cho xây và thiết kế 66 cỗ xe cực kỳ tinh xảo và độc đáo tượng trưng cho 66 tỉnh thành lúc bấy giờ và tới đền thờ Yasaka để cầu nguyện các vị thần, rồi sau đó dịch bệnh đã được đẩy lùi. Từ đấy, người dân tại Kyoto thường rước kiệu đến đền Yasaka thường niên để cầu chúc Nhật Bản thoát khỏi thiên tai và dịch bệnh, đây chính là lễ hội Gion.

Sau năm 869, lễ hội Gion không còn đươc tổ chức thường niên như trước. Năm 970, lễ hội này trở thành lễ hội thường niên tại Kyoto. Từ năm 970 đến hiện tại, lễ hội Gion chỉ bị đình trệ 33 năm là từ năm 1477 đến 1500 vì ly do nội chiến. Sau khoảng thời gian đó, lễ hội được tổ chức lại thường niên với quy mô ngày một lớn hơn. Năm 2009, lễ hội Gion được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Cuộc diễu hành hoành tráng:
Điểm nhấn của lễ hội Gion là cuộc diễu hành Yamaboko Junko vào ngày 17 tháng 7. Cuộc diễu hành đi qua nhiều đường phố từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều của hơn 30 cỗ xe rực rỡ và các giai điệu truyền thống. Có hai loại kiệu xe và xe rước khác nhau đó là Yama và Hoko. Hoko là xe dài khoảng 25m và nặng đến 12 tấn. Yama là kiệu rước được vác trên vai của những người diễu hành.


Thời gian và sự kiện diễn ra lễ hội Gion:
- Từ 01 – 05/07 : Kippu Iri, nghi lễ khai mạc của lễ hội, được thực hiện trong từng khu phố .
- Vào ngày 02/07: Fujitora Shiki, lựa chọn thứ tự diễu hành, được thực hiện trong tòa hội đồng của đô thị.
- Đến gày 07/07 : Lễ viếng thăm điện thờ của những đứa trẻ chigo (trẻ em làm nhiệm vụ giúp đỡ các nhà sư trong việc cử hành các nghi lễ, ca hát) của Ayagasaboko .
- Ngày 10/07 : Diễu hành đèn lồng để chào đón đền thờ di động mikoshi, Mikoshi Arai , lễ thanh tẩy của mikoshi bằng nước thánh từ Sông Kamo .
- Từ ngày 10-13/07 : Lắp ráp xe rước .
- Sáng ngày 13/07: Lễ viếng thăm đền thờ của những đứa trẻ chigo của Naginata Hoko .
- Chiều ngày 13/07:: Lễ viếng thăm đền thờ bởi những đứa trẻ chigo của Đền Thờ Kuse .
- Từ ngày 14 – 16/07 : Yoiyama shinshin hono shinji , các cuộc biểu diễn nghệ thuật
- Tới ngày 17/07 : Cuộc diễu hành của các xe rước Yamaboko .
- Ngày 24/07 : Cuộc diễu hành của mikoshi từ Đền Thờ Yasaka đến thành phố, Cuộc diễu hành của hanagasa hay chiếc ô hoa, Cuộc diễu hành của hanagasa hay chiếc ô hoa.
- Ngày 28/07 : Mikoshi Aria, tẩy trần Mikoshi với nước thánh từ Sông Kamo .
- Cuối ngày 31/07 : Kết thúc lễ hội tại đền thờ Eki.
Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!
>>> Xem thêm: Kanda Matsuri của Nhật Bản
Leave a Reply