Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về sự tỉ mỉ, nghiêm khắc không chỉ với người khác mà đặc biệt còn nghiêm khắc với bản thân mình hơn thế nữa.

Nhật Bản là một đất nước luôn hướng đến sự hoàn hảo, do đó bạn sẽ thấy xứ sở này cái gì cũng như là một nghệ thuật. Dù cho có những cái khiến chúng ta không thoải mái đi chăng nữa thì đó cũng vẫn là một văn hóa đẹp đẽ của chỉ riêng Nhật Bản. Các bạn hãy cùng Newsky tìm hiểu những ý nghĩa đặc sắc trong 4 nét đẹp văn hóa Nhật Bản mà bạn phải thán phục dưới đây nhé ^^

  1. Nghệ thuật ngồi quỳ “Seiza”:

Seiza là kiểu ngồi quỳ truyền thống chỉ có riêng ở đất nước này mà thôi. Kiểu ngồi này sẽ không thoải mái, khiến bạn bị gò bó, đau khớp chân, đau gối và ngồi lâu sẽ bị tê chân mất cảm giác. Vậy thì tại sao họ vẫn lưu giữ và xem nó là kiểu ngồi truyền thống của dân tộc?

Seiza chữ Hán là “tĩnh tọa”, là một cách ngồi trang trọng trên chiếu hoặc đệm trong tư thế quỳ, giữ thẳng lưng và nâng mông trên gót chân và được duy trì từ thế kỉ 14. Trong thời đại Samurai, ngồi Seiza là thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn với những người đang ngồi với bạn. Seiza đòi hỏi kỉ luật, một phẩm chất được đánh giá cao ở Nhật Bản, nó thực sự gây ra một sự khó chịu rất lớn nhưng họ vẫn ngồi như vậy để rèn luyện tính kỉ luật, không cho phép buông lỏng bản thân.

Ý nghĩa cốt lõi nhất trong việc quỳ “hành xác” này là cách kết hợp kiểu ngồi thuyền và ngồi chầu từ thời Edo. Kiểu ngồi chầu này vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, vừa tạo ra sự ức chế cho bản thân trong khi tư thế phải giữ nguyên và vẫn giữ được sự bình tĩnh. Kiểu ngồi này ngụ ý con người sống phải có lễ nghĩa, đồng thời phải luôn biết kiềm chế bản thân trong mọi tình huống.

Hiện nay, kiểu ngồi Seiza vẫn được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống nhưng một số mom Nhật có xu hướng cho con ngồi ghế cao. Rất nhiều gia đình ở Nhật đã theo lối sống phương tây và gạt bỏ các quan niệm truyền thống nhưng Newsky vẫn hi vọng nghệ thuật này sẽ không bị mai một theo thời gian vì đây không chỉ đơn giản là một cách ngồi mà còn là cả một nghệ thuật độc đáo in đậm dấu ấn Nhật Bản.

  1. Vẻ đẹp của kiểu nhà truyền thống Nhật

Những ngôi nhà Nhật truyền thống chắc chắn sẽ khiến bạn phải say đắm bởi vẻ đẹp giản dị đậm chất thiên nhiên nhưng lại vô cùng tinh tế, sang trọng và cuốn hút. Thiết kế ngôi nhà cũng sẽ khiến bạn phải khâm phục người Nhật bởi đầu óc tính toán và con mắt thẩm mỹ tuyệt vời. Mộc mạc, giản dị là nét đặc trưng đầu tiên mà ai cũng có thể cảm nhận được khi lần đầu tiên bước vào căn nhà của người Nhật.

Họ luôn chọn sự bài trí tối giản để tạo ra nhiều khoản không gian hết mức có thể khiến con người cảm thấy thoáng đãng, yên bình và có đủ sự tĩnh lặng để có thể ngắm nhìn thật kĩ lưỡng mọi thứ mà mình sở hữu.

Nếu để ý, bạn sẽ có thể thấy rằng có rất nhiều cánh cửa đẩy gọi là “shoji” được làm bằng giấy mờ, dán trên một khung cửa gỗ. Chúng được sử dụng cho cả hai bức tường ngoại thất và nội thất. Shoji giúp ngôi nhà của bạn trở nên thoáng mát và lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Cũng nhờ những cánh cửa này mà chủ nhà hoàn toàn có thể mở rộng hay thu nhỏ căn nhà theo ý muốn của mình và nhu cầu của họ. Một căn phòng thường không có một chức năng nhất định mà có thể mang rất nhiều tính năng như phòng khách, phòng ngủ hay là phòng ăn. Quả nhiên là rất linh hoạt trong sắp xếp không gian phòng.

Nhưng cũng có nhiều bạn thắc mắc nếu tường ngoài họ cũng sử dụng Shoji thì liệu những lúc mưa bão có làm hỏng cửa và ướt hết bên trong nhà không?  Thật ra họ cũng tính cả rồi. Biện pháp của học là sử dụng Amado, cánh cửa chớp bão, được dùng để bao bọc ngôi nhà hoặc căn phòng thật sự an toàn và bảo mật.

Sống trong một ngôi nhà chan hòa với thiên nhiên như vậy thật là thích các bạn nhỉ? Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây vẫn là bạn phải có một phỉnh đất thật lớn đấy ^^

  1. Chiếu Tatami, linh hồn của người Nhật

Nếu nhắc đến nhà truyền thống mà không nhắc đến Tatami thì quả là một thiếu sót. Những căn phòng chiếu Tatami thoáng đãng mang hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp trang nhã tinh tế đặc trưng như thế này thì luôn là niềm tự hào của gia chủ. Vậy điều gì khiến Tatami trở thành linh hồn của ngôi nhà Nhật Bản?

Ban đầu chiếu chỉ được lót chỗ ngủ cho Thiên Hoàng và các nhân vật quyền cao chức trọng, cho tới thời kì Edo thì nó trở nên thịnh hành hơn trong tầng lớp bình dân với những ưu điểm vượt trội hơn như độ đàn hồi tốt, khó cháy, dễ sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và đặt biệt rất thích hợp với kiểu nhà truyền thống Nhật.

Chiếu dày 5cm với lớp ngoài làm từ cỏ Igusa có chứa nhiều không khí bên trong nên khi đi chân trần trên Tatami, lòng bàn chân bạn sẽ nhận được độ đàn hồi êm ái của chiếu. Ngoài ra nhờ tính khó truyền nhiệt nhờ độ dày của chiếu giúp Tatami mùa hè không nóng và mùa đông không lạnh. Hương thơm của cỏ Igusa có tác dụng kháng khuẩn và ổn định cảm xúc, giúp đầu óc thư thái như đang tắm mình trong thiên nhiên vậy.

Xem thêm: Tatami – “bảo bối thần kì” của người Nhật Bản

  1. Vì sao người Nhật luôn làm việc cật lực?

Người Nhật không hẳn là người thông minh nhất trên thế giới nhưng họ là những con ong chăm chỉ, lấy cần cù bù thông minh. Họ luôn nỗ lực hết mình và vô hình chung đã gây ra những áp lực vô hình khiến người lao động bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tự vẫn vì quá căng thẳng.

Tại sao họ lại như vậy?

Lý do chính là làm việc nghiêm túc, siêng năng đạt được kết quả trong công việc là quan trọng nhất. Chính vì vậy việc họ tăng ca, làm việc đến tận đêm khuya, trở về nhà trên những chuyến tàu cuối cùng và “ngủ gà ngủ gật” ở nơi làm việc, tàu điện… là rất phổ biến. Ai cũng chăm chỉ làm việc để được nổi bật, để thể hiện được sự cố gắng cống hiến. Do đó, người làm việc lựa chọn làm việc cật lực kể cả khi kiệt sức nhưng có một sự thật là thời gian làm việc không hẳn quy định đến năng suất bởi theo thống kê, Nhật Bản là quốc gia có năng suất làm việc thấp nhất trong nhóm G7.

Họ còn có tinh thần tập thể tốt nhất khi họ ốm, họ vẫn đi làm. Đến 63% người Nhật cảm thấy tội lỗi khi xin công ty nghỉ phép. Họ biết rằng khối lượng công việc của họ rất lớn nên họ không muốn gây bất tiện cho đồng nghiệp. Thậm chí ý thức làm việc của họ cao đến mức không ai muốn mình là người rời khỏi văn phòng đầu tiên để duy trì không khí làm việc.

Mỗi ngày đều làm việc cật lực, sống trong môi trường nhiều áp lực, stress khiến cho nhiều người không còn sức lực để hẹn hò, kết hôn, dẫn đến dân số già hóa quá nhanh, thiếu nguồn lao động. Chính phủ đã làm rất nhiều biện pháp để giảm thời gian làm việc của người lao động, cho họ cơ hội nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng vẫn chưa thấy được hiệu quả rõ rệt của nó để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống cho người dân.

Xem thêm: Người nước ngoài thích hay không thích văn hóa Nhật Bản?

Cuộc sống làm việc ở Nhật quá áp lực các bạn nhỉ? Nhưng cũng phải công nhận là Nhật Bản vẫn là một quốc gia đáng để sinh sống đúng không các bạn ^^?