Nếu ở Việt Nam có ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 thì ở Nhật Bản được diễn ra vào ngày 5/5. Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no Hi) là một trong những ngày lễ quốc gia của Nhật Bản. Là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Hãy cùng Trungtamnhatngu.com khám phá ngày tết thiếu nhi 5/5 ở Nhật Bản nhé!
1. Nguồn gốc ngày tết thiếu nhi Nhật Bản
Tết thiếu nhi – Kodomo no Hi có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ xuất xứ từ Trung Quốc. Vào ngày 5/5 hàng năm, các quốc gia khác ở Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,… gọi chung đây là tết Đoan Ngọ (dân gian ta gọi là Tết giết sâu bọ). Nhưng ở Nhật Bản, ngày trước 5/5 chỉ được xem là Ngày của các bé trai (Tango no Sekku – 端午の節句), trong khi Ngày của các bé gái (Hinamatsuri) được diễn ra vào ngày 3/3. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1948, Tango no Sekku được chính thức đổi tên là “Kodomo no Hi”. Dịch sát nghĩa là Ngày tết Thiếu Nhi. Với ý nghĩa tốt đẹp để cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến bậc cha mẹ.
Đây cũng là một trong những ngày lễ nằm trong tuần lễ vàng Golden Week ở Nhật Bản. Ngoài ngày lễ Tết thiếu nhi thì giai đoạn này còn nhiều ngày lễ khác nữa như: Ngày sinh nhật của Nhật Hoàng (Showa no hi) 29/4, Kỷ niệm ngày thành lập Hiến Pháp (Kenpou Kinenbi) 3/5, Ngày Môi trường (Midori no hi) 4/5,…
2. Biểu tượng ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản
Cờ cá chép Koinobori:
Ngày Tết thiếu nhi 5/5 gắn liền với hình ảnh cờ cá chép Koinobori đầy màu sắc. Được làm bằng vải dài hơn 3m treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà. Nguyên nhân người Nhật lấy cá chép làm biểu tượng cho ngày dành cho các bé trai vì cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori. Trong đó “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược, “koi” là cá chép.
Khi treo đèn lồng cá chép người Nhật thường treo nhiều đèn lồng trên một dây phơi. Nếu có ao nước người Nhật sẽ treo đèn gần mặt nước. Nếu treo đèn ở nhà riêng người Nhật sẽ dựng một cột đèn và treo dọc theo cột. Đôi khi do diện tích chật hẹp người Nhật chỉ có thể treo trên một chiếc gậy nhỏ và buộc lên cao.
Theo truyền thống của nguười Nhật vào những dịp này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Nhà càng nhiều con trai sẽ càng treo nhiều cờ, mỗi một cờ tương ứng với một người con trai.
Màu của cờ cá chép Koinobiri:
Màu của những lá cờ cá chép Koinobori thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen thể hiện cho những đức tính sau:
- Màu đen biểu hiện cho mặt nước mùa đông tĩnh lặng. Đây làm màu tượng trưng cho người cha là người phải trầm tính, và nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống.
- Màu đỏ là màu lửa vào mùa hạ, màu tượng trưng cho người mẹ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài, và lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ.
- Màu xanh là màu của cây cỏ mùa xuân đâm chồi nảy lộc, vươn thẳng, biểu hiện cho sự phát triển của trẻ em.
Búp bê võ sĩ Samurai:
Búp bê Samurai là một trong những loại búp bê được trung bày vào dịp Tết thiếu nhi Nhật Bản. Tái hiện hình ảnh một người Samurai khi còn nhỏ và mang trên mình một bộ giáp uy nghi. Tuy sắc mặt đẹp uy nghiêm, nhưng hai bầu má vẫn mang nét phụng phịu của một bé trai.
Búp bê Kintaro:
Ngoài búp bê võ sĩ Samurai còn có một nhân vật khác cũng rất nổi tiếng. Đó chính là búp bê Kintaro. Búp bê Kintarou (tiếng Hán: Kim Thái Lang) là một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản. Nổi tiếng với sức mạnh phi thường khi còn nhỏ (như Thánh Gióng của Việt Nam). Người ta nói rằng Kintaro cưỡi một con gấu, thay vì một con ngựa và từng chơi đùa với động vật ở vùng núi khi còn nhỏ. Kintaro trở thành một biểu tượng của sức khỏe. Với mong muốn rằng trẻ em sẽ lớn lên khỏe mạnh như Kintaro.
Mũ và áo giáp samurai:
Vào ngày tết thiếu nhi các gia đình sẽ trang trí nhà cửa bằng những bộ áo giáp và mặt nạ samurai. Biểu tượng cho sự dũng mãnh, sức mạnh phi thường, sức sống bền bỉ, sức khỏe dẻo dai. Đây cũng chính là thông điệp và ước muốn của các cha mẹ muốn gửi gắm tới con em mình.
3. Các món ăn gắn liền với ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản
Vào một ngày lễ đặc biệt này, chúng ta không thể bỏ qua những món ăn truyền thống, mang đậm nét văn hóa của xứ sở hoa anh đào.
Bánh Chimaki(粽):
Loại bánh truyền thống được làm từ bột nếp, khá giống bánh nếp hấp hoặc bánh ú tro của Việt Nam. Được gói như hình một tam giác cân với ý nghĩa chúng sẽ ngăn chặn và xua tan ma quỷ.
Bánh Kashiwamochi(柏餅):
Một chiếc bánh đã gắn bó với hình ảnh của những người bà, người mẹ tần tảo. Nếu Chimaki là bánh nhân mặn thì Kashiwamochi lại là loại bánh nhân ngọt đậu đỏ. Sở dĩ chúng có tên là Kashiwamochi vì những chiếc bánh này được gói bằng lá sồi – kashiwa.
Lá shobu (しょうぶ):
Là một loại lá có hương thơm rất đậm mà khi dùng làm nước tắm rất tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng là một loại thảo dược, với hình ảnh giống thanh gươm. Lá shobu còn có ý nghĩa tâm linh, giúp bảo vệ các bé trai chống lại những điều xui xẻo.
4. Địa điểm trải nghiệm Tết thiếu nhi tại Nhật Bản
- Tháp Tokyo
- Tokyo Midtown
- Sông Kokubu – thành phố Ichikawa, tỉnh Chiba
- Sông Sagami – thành phố Sagamihara, Tỉnh Kanagawa
Xem thêm: Diều và ước nguyện của người Nhật
Leave a Reply