Văn hóa và lịch sử thời kỳ Yayoi:

Sự hình hành của thời kỳ Yayoi:

Thời Yayoi (弥生時代 Yayoi Jidai – Di sinh thời đại) từ khoảng năm 300 TCN – năm 250. Thời kỳ này được đặt tên theo một địa điểm ở quận Yayoi, Tokyo, nơi đã phát hiện ra nhiều đồ đồng và đồ gốm từ thời kỳ này. Hình thành của thời kỳ Yayoi có nguồn gốc từ các bộ lạc di cư đến Nhật Bản từ các vùng lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Những bộ lạc này đã đem đến các kỹ thuật nông nghiệp, đúc đồ đồng, sản xuất đồ gốm và chăn nuôi gia súc để giúp người dân Nhật Bản có thể sống sót và phát triển trong môi trường khắc nghiệt của đất nước.

Con người của thời kỳ Yayoi:

Theo các nhà khảo cổ học cư dân Yayoi đầu tiên có nguồn gốc từ các vùng lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan di cư đến Nhật Bản, xuất hiện ở miền Bắc Kyushyu và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản là Honshyu, nhanh chóng thay thế người Jomon bản địa.

Trong sinh hoạt và xã hội:

 Với sự ra đời của kỹ thuật trồng lúa nước nên người ta dần di cư từ những nơi vùng cao xuống những vùng đất thấp có sông hồ để trồng lúa nước và làm công tác thủy lợi. 

Thời kỳ Yayoi
 Cùng với sự phát triển của đồn điền và sản xuất lương thực, xã hội Yayoi dần xuất hiện phân lớp giai cấp. Các ngôi nhà được xây với dạng hình tròn hoặc vuông với 4 góc tròn có lợp mái, xây dựng các nhà kho kiểu nhà sàn để bảo quản phẩm vật và nông cụ. Quan hệ huyết thống tiến lên quan hệ láng giềng rồi làng xã dần hình thành các tiểu vương quốc bao gồm nhiều công xã nông thôn trên một phạm vi rộng.

Ngôi nhà thời Yayoi
 Trong thời kỳ này người dân theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Người dân Yayoi tin rằng có rất nhiều vị thần linh và vật thần, được tôn kính và thờ phụng. Các vị thần này thường được liên kết với các hiện tượng tự nhiên, như mặt trời, mặt trăng, núi, sông, cây cối và động vật.
 Người chết được chôn cất ở các gò, đồi ngoài làng, gồm các loại : mộ đất, mộ chum, mộ đá. Chôn nằm thẳng không còn hình thức khuất táng. Xuất hiện các hình thức mai táng mới cho thấy quan niệm về cái chết đã thay đổi. Đồ tùy táng cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp.

Lao động:

Đồ gốm trong thời kỳ Yayoi được sản xuất nhiều loại như bình, chén, đĩa và ấm, có nhiều họa tiết và màu sắc đa dạng và mỏng hơn so với đồ gồm thời Jomon với họa tiết đơn giản và mỏng hơn.

Các công cụ bằng đá với kỹ nghệ ngày càng cao, sắc bén và sử dụng hiệu quả hơn . Cùng với sự xuất hiện của các công cụ bằng kim loại là đồ đồng và sắt như kiếm, chuông, vũ khí… và các kỹ thuật rèn, đúc được truyền sang từ Trung Quốc và Triều Tiên đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong chế tác công cụ và đời sống xã hội.

Chuông sắt thời kỳ Yayoi

 

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: Thời kỳ Jomon của Nhật