Tìm hiểu về thời kỳ Kofun tại Nhật Bản:

Lý do được gọi là thời kỳ Kofun:

Thời kỳ Kofun (Kanji: 古墳時代, Rōmaji: Kofun jidai, phiên âm Hán-Việt: Cổ Phần thời đại) bắt đầu từ khoảng năm 250 đến 538 trong thời kỳ lịch sử Nhật Bản. Từ Kofun trong tiếng Nhật có nghĩa là mộ cổ. Vào thời kỳ có hàng loạt các mộ cổ xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau và người đã dùng Kofun để đặt tên cho thời kỳ này. Đây cũng là thời kỳ mà vô số cuộc chiến nổ ra giành quyền kiểm soát giữa  Kyushu và Honshu.

Sụ hình thành của triều đình Yamato:

Khoảng thế kỷ thứ 3-4, dân tộc Yamato di cư từ lục địa châu Á sang Nhật Bản. Họ định cư tại vùng đồng bằng sông Kinai, nơi hình thành nên nền văn hóa Yamato.

Thế kỷ thứ 5, vua Yūryaku lên ngôi, đặt kinh đô tại Heijō-kyō (ngày nay là Nara), thiết lập chế độ quân chủ tập quyền. Triều đình Yamato bắt đầu có quyền lực mạnh mẽ đối với các bộ lạc trên toàn Nhật Bản.

Các thế kỷ 6-7, văn hóa Yamato phát triển mạnh mẽ với ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc và Triều Tiên. Chữ Hán và Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, góp phần định hình nền văn hóa.

Thế kỷ thứ 8, kinh đô chuyển đến Heian-kyō (Kyoto ngày nay). Văn hóa triều đình hoàng gia phát triển với nhiều nghi thức, lễ hội, âm nhạc, văn học. Đặt nền móng cho nền văn hóa Nhật Bản sau này.

Đặc trưng của thời đại Kofun:

Bộ mày nhà nước:

Vào thời kỳ Kofun, bộ máy nhà nước dần được hình thành và đẩy mạnh phát triển với các nước Trung Quốc và Triều Tiên như những quan hệ ngoại giao thường được tập trung chủ yếu tại tỉnh Yamato.

Trong trung tâm địa phương lòng chảo Nara, liên minh chính trị nắm giữ thế lực to lớn. Thế lực được gọi là triều đình Yamato. 

Tại triều đình Yamato lấy vua là người có quyền lực cao nhất. Dưới vua là những thành viên của các dòng họ. Trong mỗi dòng họ sẽ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là (ujikami), những lãnh chúa sẽ tự gọi mình là Ōkimi (đại vương) trong thời kỳ này. Những dòng họ này là các tầng lớp quý tộc và là nhân tố lãnh đạo triều đình Yamato. Tầng lớp nông dân và nô lệ là tầng lớp thấp kém nhất.

Yamato Takeru

Đời sống văn hóa người dân thời kỳ Kofun:

-Tiếp tục thừa kế nền nông nghiệp nông canh lúa nước từ thời kỳ Yayoi nhưng phát triển hơn 

-Phát triển nghề thủ công với các ngành nghề đồ gốm, đồ da. Trong thời kỳ này người dẫn đã biết đặt bếp (kamado) để nấu nướng

-Đồ sắt được sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân dẫn đến khối lượng sản xuất ngày càng tăng lên.

-Loại gốm hajiki xuất hiện là một loại gốm thô sơ đơn giản không có hoa văn và có màu đỏ nâu, dùng để ninh nấu thức ăn và đựng thức ăn trong việc ăn uống.

-Thời đại này người dân vẫn tôn thờ vật tổ.

-Phổ biến giao lưu với những người nhập cư như Trung Quốc, Triều Tiên được gọi là (Torai Jin). Những người Torai Jin đã truyền các kĩ thuật và những nét văn hóa vào Nhật Bản. Những kỹ thuật đáng nói như chế biến vật dùng bằng sắt, đồ gốm…

Ngôn ngữ chữ viết:

Lúc bấy giờ tiếng Nhật bản địa dần được hình thành nhưng phần lớn người Nhật vẫn chưa biết chữ và biết viết. Chữ viết trong thời kỳ này là chữ Hán.

Thành tựu:

-Hình nộm Haniwa: xung quanh các mộ cổ được bày trưng các hình nộm Haniwa từ hình người, hình ngựa, nhà cửa…

Thời kỳ Kofun
-Gốm hajiki: loại gốm thô sơ dùng để ninh nấu thức ăn và đựng thức ăn khi ăn uống.

Thời kỳ Kofun

 

Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!

>>>Xem thêm: Thời kỳ Yayoi của Nhật Bản