Nhật Bản xứ sở của các vị thần trong truyền thuyết. Huyền thoại về nữ thần Mặt trời Amaterasu là gì, cùng trungtamnhatngu.com xem qua nha.
Nữ thần mặt trời là ai?
Amaterasu (天照) hay còn gọi là Thiên Chiếu thần. Đây là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Đồng thời cũng là một vị thần quan trọng trong Thần đạo. Amaterasu không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa “toả sáng trên thiên đường”.
Ý nghĩa tên Amaterasu.
Amaterasu-ōmikami là vị kami (thần) vĩ đại, uy nghi, toả sáng trên thiên đường. Theo thần thoại Nhật Bản, các Thiên hoàng Nhật Bản được coi là hậu duệ trực tiếp của Amaterasu.
Câu chuyện về Amaterasu.
Amaterasu được miêu tả trong Kojiki (Cổ Sự Ký) là thần mặt trời. Thần Mặt trời sinh ra từ Izanagi, cùng với em trai bà, thần gió bão Susano’o, và thần Mặt Trăng Tsukuyomi.
Miêu tả hình ảnh về Nữ thần Mặt trời.
Amaterasu được miêu tả là vị thần tỏa ra ánh sáng. Vị thần này thường được nói đến như thần mặt trời vì hơi ấm và lòng nhân ái đối với những người thờ phụng bà. Một số huyền thoại khác nói rằng Amaterasu sinh ra từ nước.
Thần Amaterasu nổi giận.
Phần lớn các thần thoại về bà xoay quanh việc bà tự giam mình trong hang vì hành động của người em trai. Trong một thời gian dài, cả ba vị thần được tôn thờ đều hòa hợp và cả thế giới đều êm ấm.
Một ngày, Susano’o, trong cơn say, giẫm phải đồng lúa của Amaterasu, lấp đầy tất cả các kênh mương của bà, ném thứ ô uế vào cung điện và đền thờ của bà. Omikami yêu cầu em trai mình dừng lại nhưng ông ta mặc kệ, thậm chí còn ném xác một con ngựa lang trắng đã lột da vào người hầu gái của bà lúc đó đang dệt vải. Người con gái bị chết bởi một thoi cửi buộc bung ra ngoài và đâm xuyên qua người.
Amaterasu hết sức bất bình bèn lánh vào Thiên Nham Cung (hang trời) lấp kín cửa vào, vì vậy dương gian chìm đắm trong tăm tối không còn ngày đêm.
Các vị thần tìm cách đưa Nữ thần Mặt trời trở lại.
Hàng trăm vị thần cùng họp lại tìm ra cách để đưa Amaterasu trở lại để mang lại ánh sáng cho nhân gian. Khi thần Mặt trời bước ra khỏi hang động. Một vị thần tiến tới cầm lấy tay Amaterasu, chư thần khác lập tức chăng dây ngang phía sau, chặn lối vào động.
Kể từ lúc đó ánh sáng lại chan hoà khắp dương thế, ngày đêm lại bắt đầu vận chuyển.
Hậu duệ của Nữ thần Amaterasu.
Sau đó bà cử cháu trai Ninigi-no-Mikoto đến bình định Nhật Bản. Cháu gọi bà bằng kỵ trở thành Thiên hoàng đầu tiên, Thiên hoàng Jimmu.
Ông có ba thần khí:
- Thanh kiếm (Kusanagi).
- Viên ngọc (Yasakani no magatama).
- Gương (Yata no kagami).
- Ba thứ nàytrở thành Tam Chủng Thần Khí của Nhật Bản.
Việc thờ phượng tại đền Amterasu.
Amaterasu được tôn thờ là người sáng tạo ra việc canh tác lúa gạo và lúa mì, trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ, dệt vải.
Kukai nổi tiếng với việc liên kết Amaterasu với Dainichi Nyorai (Đại Nhật Như Lai), hình ảnh trung tâm của Phật giáo. Do đó, Amaterasu được cho là hiện thân thần thánh của Phật Vairocana.
Thần cung Ise (Y Thế thần cung), nằm ở Ise phía Đông đảo Honshū. Ngôi đền bị dỡ đi và xây lại mỗi 20 năm. Trong ngôi đền, Amaterasu được tượng trưng bằng một tấm gương, là một trong ba thần khí của Nhật Bản.
Tuy vậy, ngôi đền này không được mở cửa cho công chúng. Bà được tế lễ vào ngày 17 tháng 7 với đám rước trên khắp cả nước. Hội ngày đông chí 21 tháng 12 kỷ niệm ngày bà ra khỏi hang núi.
>>Xem thêm: Top 5 lễ hội không nên bỏ qua của Nhật Bản.
Leave a Reply