A. Tờ 1000 yên
2. Hideyo Noguchi (1876 – 1928)
TUỔI THƠ ĐẦY GIAN KHÓ LÓ NÊN 1 THIÊN TÀI
Hideyo Noguchi, hay tên thuở xưa là Seisaku Noguchi, sinh năm 1876 tại thị trấn Inawashiro, tỉnh Fukushima thuộc đảo Honshu, Nhật Bản. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề nông với gia cảnh nghèo khổ. Khi lên một tuổi, 1 lần trong lúc đang chơi đùa trong nhà, chẳng may cậu vô tình bị ngã vào bếp lửa. Đúng lúc đó, người mẹ vừa đi làm ruộng về thấy vậy liền vội kéo con ra khỏi đó và kịp thời đưa đến bệnh viện. Dù tính mạng được bảo toàn nhưng theo chẩn đoán của bác sĩ do bị bỏng nặng ở cánh tay trái làm cho cánh tay trái bị liệt và các ngón tay không thể cử động được nữa.
Vì muốn con mình có thể tự đứng lên để theo đuổi đam mê mặc cho những khiếm khuyết về thể chất, bà đã cố gắnglàm ngày đêm vất vả để có tiền hướng cậu bé đi theo con đường học thức. Tuy nhiên trong thời đại lúc ấy, ở trường tiểu học chỉ toàn là con nhà giàu nên người như Seisaku lúc nào cũng bị bắt nạt, đánh đập. Để tránh bị bắt nạt, nhiều lúc cậu bỏ học mà trốn lên núi hoặc vào miếu thần chơi, đôi lần khác lại chạy về nhà khóc uất ức. Những lúc như vậy, bà Noguchi vừa dịu dàng an ủi vừa rắn rỏi khuyên con trai mình đại khái rằng “Người ta càng coi thường con, con càng phải cố gắng học thật tốt để vượt qua họ, cho họ biết con giỏi như thế nào”.
Nhờ những lời động viên ấy của mẹ mình, cậu quyết tâm tu chí học hành, cố gắng bỏ qua những kẻ ăn hiếp ở trường học.Nhiều lúc vì hoàn cảnh gia đình không có tiền mua sách vở nên cậu phải đi khắp nơi xin từng trang rách, sau đó dán lại thành một quyển vở để có thể ghi chép…
Và nhờ sự cố gắng và quyết tâm ấy, năm 10 tuổi Seisaku được đảm nhận chức vụ ‘Seichou’ thay mặt thầy giáo giảng bài, là một trong số những học sinh ưu tú nhất trường. Tuy nhiên sau khi học hết cấp bậc tiểu học do gia đình không có đủ khả năng để chi trả tiếp nên Seisaku không thể tiếp tục học được nữa. May thay, 1 thầy giáo đã từng dạy cho Seisaku hồi tiểu học, Sakae Kobayashi, bày tỏ mong muốn sẽ giúp cậu tiếp tục học lên bằng cách sử dụng tiền dành dụm của mình để chi trả học phí. Sau đó người thầy đó cũng góp phần trong việc nuôi dạy cậu và chăm sóc cho gia đình cậu trong suốt 4 năm sau đó.

Thầy Sakae Kobayashi
Năm Seisaku lên 16 tuổi, nhờ có sự quyên góp của thầy và cả các bạn trong lớp cho cuộc phẫu thuật cánh tay trái đã bị bỏng rất nặng trước đây mà cánh tay của ông đã dần dần hồi phục khoảng 70% chức năng của nó. Chính nhờ khoảng khắc này mà ông đã bị ấn tượng mạnh mẽ với sức mạnh màu nhiệm tuyệt vời của y học và quyết tâm nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sỹ từ đó. Vì thế, sau khi tốt nghiệp trường cao trung, ông đã vào bệnh viện Kaiyo, nơi mình được phẫu thuật, để học tập và trau dồi kiến thức về y học.

CON ĐƯỜNG THÀNH NGƯỜI NỔI TIẾNG ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN
Năm 1896, ông quyết tâm lên Tokyo để học lấy bằng bác sỹ. Nhờ sự cố gắng của bản thân và hỗ trợ từ bác sĩ Morinosuke Chiwaki, người ông đã từng gặp khi còn ở Kaiyo, mà 1 năm sau đó ông đã đỗ và thành công trong việc lấy bằng. Tuy nhiên ông không hành nghề bác sĩ mà chuyển sang nghiên cứu các loại bệnh nhằm tìm ra thuốc chữa, đặc biệt là về vi khuẩn học.

Năm ông 22 tuổi, tức 1898, ông vào viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Tokyo, nhận chỉ dẫn của tiến sĩ Kitazato Shibasaburou.Cũng trong khoảng thời gian này, do một lần đọc được cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tsubouchi Shoujou có tên 当世書生気質 tạm dịch là Khí chất của sinh viên ngày nay, thấy nhân vật chính trong truyện là Nonoguchi Seisaku có tên và tài năng gần tương đồng với mình nhưng cuộc đời lại lười biếng xuống dốc, ông quyết định sẽ đổi thành Noguchi Hiyode với khao khát muốn làm lại cuộc đời 1 lần nữa.
Năm 1900, ông qua Mỹ để chuyên tâm vào nghiên cứu về Huyết thanh học và Miễn dịch học. Tại đây, ông hỗ trợ tiến sĩ Simon Flexner, người mà ông đã từng gặp khi còn là phụ tá cho tiến sĩ Kitazato Shibasaburou, trong quá trình nghiên cứu ở trường đại học Pennsylvania.

Công việc đầu tiên của ông là nghiên cứu về nọc độc của rắn cùng sự hỗ trợ của tiến sĩ Dr. Silas Weir Mitchell với trợ cấp hằng tháng chỉ vỏn vẹn 8 đô la. 1 năm sau đó, ông phát biểu nghiên ông phát biểu nghiên cứu này tại Hội đồng khoa học và được giới khoa học đánh giá cao. Trong 2 năm tiếp theo ông tiếp tục làm việc trong đại học Pennsylavania và qua Đan Mạch để nghiên cứu và học hỏi. Sau khi quay trở về Pennsylavania từ Đan Mạch, ông bắt tay vào nghiên cứu về vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm.

Năm 1913, ông được nhận học vị tiến sĩ y học của Nhật Bản. Đồng thời trong khoảng thời gian ấy, ông đã thành công trong việc nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai được tách ra từ 1 bệnh nhân. Sau đó ông được nhận học vị tiến sĩ của Nhật Bản và cũng đã được đề cử cho giải Nobel.
Năm 1915, ông được nhận giải thưởng cao quý của Viện Hoàng gia Nhật Bản. Năm đó, ông cũng về nước một thời gian để gặp người mẹ, người thầy tiểu học và cả những bạn bè năm xưa đã giúp đỡ mình.

Năm 1918, ông cùng 1 nhóm nghiên cứu đến Trung Mĩ và Nam Mĩ để tìm vắc xin cho căn bệnh sốt vàng da, mắt hột, bại liệt và sốt Oroya. Do tại thời điểm đó, sốt vàng da lây lan rất nhanh và nguy hiểm từ Peru đến Brazil rồi đến Mexico,… nên hầu hết toàn bộ thời gian ông đều nghiên cứu về nó.


Năm 1927, ông đến Châu Phi để tiếp tục điều tra về nguyên nhân của căn bệnh sốt vàng da. Vào năm ông 51 tuổi, trong khi đang nghiên cứu bệnh sốt vàng ở Ghana, chính bản thân ông đã bị nhiễm bệnh sốt vàng và mất vào không lâu sau đó.
Năm 2004, chính phủ Nhật Bản quyết định in hình ông trên tờ 1000 yên của Nhật do những đóng góp to lớn của ông trong ngành y học được thế giới công nhận. Căn nhà nơi ông từng sống nay vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ trong viện bảo tàng về ông. Tháng 7 năm 2006, chính phủ Nhật Bản thành lập giải thưởng mang tên ông HIDEYO NOGUCHI AFRICA nhằm tôn vinh những cá nhân có những thành tựu nổi bật trong hoạt động liên quan tới bệnh truyền nhiễm hay y tế công cộng ở Châu Phi
Các bạn bây giờ khi cầm trên tay tờ 1000 yên chắc hẳn cũng đã biết câu chuyện về 1 nhà nghiên cứu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mặc cho những rào cản từ vật chất đến tinh thàn phải không nào? Thông qua câu chuyện về Hideyo Noguchi mình mong mỗi con người chúng ta lấy đó như 1 nguồn động lực để tiếp tục phấn đấu trong học tập và trong công việc nhé. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!!!!
Nguồn : tổng hợp từ Internet
Leave a Reply