Vào những lúc bạn đi du lịch, làm việc hay học tập ở Nhật Bản, có bao giờ bạn nhìn vào tờ tiền của họ và tự hỏi những câu về những nhân vật được in trên đó như "Họ là ai?" "Họ đã thành công như thế nào?" không? Nếu bạn đang thắc mắc như thế thì bạn đã đến đúng nơi rồi đấy. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các vĩ nhân được in trên tờ tiền của Nhật nhé !!! Đầu tiên chúng ta sẽ khám phá xem nhân vật được in trên tờ tiền năm 1984 là ai nhé.

A.  Tờ 1000 yên

1.  Natsume Souseki (1867 – 1916)

THUỞ ẤU THƠ KHÔNG NHƯ BAO ĐỨA TRẺ KHÁC

Natsume Souseki, hay tên thật là Natsume Kinnosuke, sinh tại Edo, tức thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ông được sinh ra trong 1 gia đình đông con, khá giả có cha là 1 giàu có và quyền lực khi đó. Ông sinh ra khi cả bố và mẹ ông đều đã lớn tuổi (mẹ 40, bố 53 tuổi). Sự ra đời này không được bố mẹ ông hoan nghênh chào đón cho lắm. Lí do là vì hoàn cảnh gia đình bắt đầu sa sút, nỗi lo lắng trước sự biến đổi không lường trước của thời đại mới với những đổi thay đến chóng mặt của Nhật Bản theo mô hình phương Tây và cả sự ảnh hưởng của quan niệm thời đó khi sinh con vào tuổi trung niên như vậy bị coi là “nỗi nhục của gia đình”.
Do đó năm 1868, Natsume Soseki đã bị gửi cho gia đình ông bà Shiobara Masanosuke, 2 vợ chồng hiếm muộn, làm con nuôi. Cho đến năm ông 9 tuổi, bố mẹ nuôi của ông li hôn dẫn đến việc ông quay lại sống với bố mẹ đẻ của mình. Mẹ ông rất vui khi con mình trở lại nhưng cha ông lại không ưa gì ông mấy.

THIÊN TÀI VÀ CẢ NHỮNG GÁNH NẶNG VỀ TINH THẦN

Do từ nhỏ không được ở cùng với bố mẹ ruột cộng thêm việc khi quay trở lại mái ấm xưa không hoàn toàn được người cha chào đón chấp nhận đã làm cho ông hơi tự ti và bi quan. Sự bất ổn về mặt tinh thần này càng lớn dần lên khi năm 14 tuổi mẹ ông mất và 6 năm sau 2 người anh của ông cũng lần lượt qua đời.
Dẫu vậy thì thời học sinh ông học rất giỏi, đặc biệt rất say mê về văn học. Ban đầu ông muốn sau này trở thành 1 nhà văn tiếng Trung nhưng sau đó do sự phản đối của gia đình nên ông đã chuyển hướng qua học làm kiến trúc sư tại Đại học Hoàng gia Tokyo năm 1884. Trong khoảng thời gian này ông đã học tiếng Anh và kết giao được với Masao Shiki, người sau này được coi là 1 trong 4 tứ trụ thơ Haiku Nhật Bản. Chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bạn tâm giao, Natsume Sōseki bắt đầu sáng tác thơ theo thể Haiku và lần đầu tiên dùng biệt hiệu Sōseki, một biệt hiệu thể hiện tâm nguyện thay đổi mạnh mẽ thực tại.
Đại học Hoàng gia Tokyo nơi ông từng học và giảng dạy, nay là Đại học Tokyo
Không những làm thơ mà khi còn là sinh viên, ông đã giảng dạy tại nhiều trường đại học khác và hỗ trợ dịch cuốn Hojoki (một loại sách ghi chép lại lịch sử thời đó của Nhật Bản) sang tiếng Anh. Năm 1900, ông được lệnh đi du học Anh theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên do chính phủ chỉ hỗ trợ 1 phần nên những ngày tháng sống bên London của ông cực kì khó khăn và vất vả. Chính điều này lại góp phần rất lớn ảnh hưởng đến tinh thần của ông ngay cả sau khi đã về nước.

SỰ TIẾN BƯỚC THÀNH NHÀ VĂN NỔI TIẾNG

Năm 1903, ông trở về nước và làm giáo sư khoa văn học Anh tại Đại học Hoàng gia Tokyo. Dẫu đã về nước nhưng Natsume Soseki vẫn chưa thoát khỏi cảm giác bất an, lo lắng đó. Ông được Takahama Kyoshi,1 nhà thơ haiku,  khuyên thử viết truyện để cảm thấy thoải mái hơn.
Năm 1905, cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông có tựa Tôi là con mèo (吾輩は猫である) xuất hiện trên tạp chí thơ Haiku Hototogisu – được lập bởi Masao Shiki và có sự đóng góp của Takahama Kyoshi – đã nhận được những lời khen có cánh từ cộng đồng và cả giới phê bình.

Sau sự thành công của tiểu thuyết đầu tay, ông  tiếp tục cho ra mắt những truyện ngắn khác như Tháp London (ロンドン塔, 1905)Bảo tàng Carain (カーライル博物館, 1905)Gối đầu lên cỏ (草枕, 1906)、… . 1 thời gian ngắn sau đó, tiểu thuyết Cuộc nổi loạn ngoạn mục (坊ちゃん) được ra mắt và đã tạo nên 1 thành công lớn, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tên tuổi của bản thân.

Năm 1907, ông quyết định ngừng giảng dạy và tập trung toàn thời gian cho việc viết văn cho tờ bảo nổi tiếng Asahi.
Tuy nhiên, ông vẫn bị bệnh về thần kinh và đau dạ dày nên thường xuyên vào viện điều trị. Để chữa bệnh, ông đã vào chùa sống một thời gian. Trong thời gian này bệnh tình của ông không thuyên giảm và còn nghiêm trọng hơn.
Trong quá trình vất vả chiến đấu với bệnh tật đó, ông đã cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng với phong cách mới, không quá chú tâm đến cốt truyện như trước đây mà chú trọng vào yếu tố cảm xúc của con người hơn như Người đi đường (行人)Lòng người (心 )Cỏ ven đường (道草)、… .

Cũng trong khoảng thời gian này nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể sang tiếng Anh và được xuất bản trên tờ báo Asahi.
Năm 1916, Natsume Soseki qua đời vì bị thủng dạ dày trong khi vẫn đang viết dở dang một trong những tác phẩm lớn nhất đời ông, cuốn Sáng tối (明暗).
Sáng tối (明暗), cuốn tiểu thuyết còn đang dang dở của Natsume Souseki
Năm 1984, hình ảnh của ông được in trên tờ tiền 1000 yên của Nhật để vinh danh cho những đóng góp to lớn đối với nền văn học Nhật Bản.
Các bạn bây giờ khi cầm trên tay tờ 1000 yên chắc hẳn cũng đã biết câu chuyện về 1 nhà văn nổi tiếng chỉ mất 10 năm để tạo dựng tên tuổi của mình đúng không nào? Để có thể hiểu hơn về Natsume Souseki, mọi người có thể tìm đọc 1 số sách đã được việt hóa như “Lòng người” , “Cuộc nổi loạn ngoạn mục” , “Sanshiro” hay “Tôi là con mèo”.

Nguồn: Tổng hợp từ internet