Khám phá kịch Noh lâu đời tại Nhật
Trong văn hóa Nhật Bản có rất nhiều vở kịch truyền thống được truyền dạy từ xưa đến nay như kịch Kabuki, Bon Odori, Noh.. Hôm nay hãy cùng trungtamnhatngu.com tìm hiểu về lịch sử kịch Noh nào.
Kịch Noh là gì?
Noh (能 theo tiếng Nhật nghĩa “tài năng “) là một loại nghệ thuật dân gian tại Nhật Bản bắt đầu từ thế kỷ 14 cho đến ngày nay và nổi tiếng trên khắp thế giới. Nhạc kịch Noh là việc phối hợp giữa mặt nạ, quần áo cùng nhiều phụ kiện khác giống như một buổi trình diễn nhảy múa, kịch Noh dựa trên các câu chuyện trong văn chương cổ xưa nói đến một sự kiện thần bí đã chuyển đổi thành hình dạng con người – chẳng hạn như một người hùng thuật lại câu truyện.
Các mặt nạ trong kịch Noh:
Đặc trưng của kịch Noh là mặt nạ tên Nomen. Mặt nạ Nomen là mặt nạ theo phong cách cổ điển được diễn viên sử dụng và hiện nay sân khấu noh có khoảng trên 200 kiểu mặt nạ. Tuỳ theo hoàn cảnh hoàn cảnh mà diễn viên sẽ khiến mặt nạ Nomen giống với khi cười hay khóc. Các mặt nạ Nomen được phân làm 5 nhóm mặt nạ cơ bản là Thần, Nam, Nữ, Cuồng (quái dị) và Quỷ. Đa số những mặt nạ đều được làm từ cây gỗ Hinoki, trong đó mặt nạ ác quỷ là được chạm trổ cầu kỳ và tinh tế nhất trên chất liệu gỗ cứng.
Những thành phần trong kịch Noh:
Có 5 vai trò trong một vở kịch Noh gồm:
Shite: Nhật vật chính. Tùy vào vở kịch, các shite có thể vào vai là một vị thần, một con quỷ, một linh hồn hoặc một người sống.
Waki: diễn viên phụ. Các waki đóng các vai trò như thầy tu, nhà sư hoặc samurai. Waki luôn là các vai người phàm.
Hayashi: Các nhạc sĩ. Bốn nhạc công đệm đàn cho màn biểu diễn bằng sáo (fue), trống đeo vai (kotsuzumi), trống đeo hông (otsuzumi) và trống gậy (taiko).
Jiutai: Dàn đồng ca điệp khúc. Ngồi bên trái sân khấu và hỗ trợ shite trong việc tường thuật câu chuyện.
Koken: nhân viên hậu cần. Mặc đồ đen và có mặt trên sân khấu không phải là một phần của vở kịch mà hỗ trợ người biểu diễn theo nhiều cách khác nhau, như đưa đạo cụ cho họ.
Nguồn gốc, lịch sử kịch Noh:
Sarugaku du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc từ thế kỷ thứ 8. Lúc đó, thuật ngữ “Sarugaku” dùng để chỉ các loại hình biểu diễn khác nhau bao gồm nhào lộn, nhảy theo điệu nhạc cũng như các thể loại kịch ngắn hài hước. Các kiểu trình diễn khác trong Sarugaku như Dengaku (biểu diễn trong lễ hội của nông thôn liên quan đến trồng lúa), Sarugaku (hình thức giải trí phổ biến bao gồm nhào lộn, tung hứng, và kịch câm), Shirabyōshi (điệu múa truyền thống của các vũ nữ ở triều đình trong thế kỷ thứ 12) và Gagaku (nhạc cổ điển và điệu múa được biểu diễn trong triều đình bắt đầu từ thế kỷ thứ 7) đã tiến hóa thành Noh và Kyogen (hài kịch).
Một giả thuyết khác của Shinhachiro Matsumoto cho rằng Noh có nguồn gốc từ những người bị ruồng bỏ đấu tranh để đòi địa vị xã hội cao hơn bằng cách phục vụ cho những người nắm quyền, cụ thể là tầng lớp samurai có quyền lực cao trong triều đình – iệc chuyển Mạc phủ từ Kamakura tới Kyoto vào đầu giai đoạn Muromachi đánh dấu sự gia tăng sức mạnh của tầng lớp samurai và tăng cường mối quan hệ giữa Mạc Phủ và triều đình, vì kịch Noh là một loại kịch được Mạc phủ yêu thích nên Noh có thể đã trở thành một hình thức nghệ thuật để giao lưu đối với mối quan hệ mới được hình thành này và có đươc vị trí hình thức nghệ thuật sân khấu xuất sắc nhất mọi thời đại.
Thời kỳ Tokugawa:
Trong thời kỳ Edo, Noh tiếp tục là hình thức nghệ thuật quý tộc được Mạc phủ, các lãnh chúa phong kiến và các thường dân giàu có ủng hộ. Trong khi Kabuki và Joruri phổ biến đối với tầng lớp trung lưu thì kịch Noh vẫn tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn cao của mình và hầu như không thay đổi trong suốt thời đại.
Thời Minh Trị Duy Tân đến hiện đại:
Sau sự sụp đổ của Mạc Phủ Tokugawa năm 1868 và sự hình thành của chính phủ hiện đại dẫn đến chấm dứt sự hỗ trợ tài chính của chính phủ cho kịch Noh, các đoàn kịch Noh rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhưng cuối cùng, hờ sự ủng hộ của chính phủ lẫn các nhà ngoại giao nước ngoài, kịch Noh cũng dần vực dậy được sau cơn khủng hoảng.
Vào ăm 1957, Chính phủ Nhật đã công nhận Nogaku là di sản văn hoá phi vật thể quan trọng.
Năm 1983, nhà hát Noh Quốc gia được thành lập bởi chính phủ.
Đến Năm 2008, Kịch Noh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể của UNESCO.
Bạn còn biết thêm thông tin gì khác về văn hóa Nhật Bản thì hãy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản tại trungtamnhatngu.com nhé!
>>>Xem thêm: Kịch Kabuki nghệ thuật truyền thống của Nhật
Leave a Reply