Nhật Bản nổi danh thế giới với văn hóa trà đạo đặc sắc. Các loại trà trong trà đạo cũng rất đa dạng phong phú. Mỗi loại trà đều có công dụng riêng của nó với sức khỏe con người. Trong số đó trà gạo lức là một trong những loại trà được yêu thích nhất. Vậy bạn đã biết cách pha trà gạo lức chuẩn Nhật chưa?

Công dụng của trà gạo lức.

– Giảm tỉ lệ ung thư: Trong trà gạo lứt có các thành phần vitamin E. Cũng như các chất chống oxy hóa. Chúng làm giảm và tiêu hủy những gốc tự do. Giúp ức chế quá trình lão hóa của các tế bào bên trong cơ thể. Đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành khối u, phòng chống các bệnh ung thư nghiêm trọng.

– Chống oxy hoá: Trong thành phần của gạo lứt cũng có các chất chống oxy hóa. Chất Carotenoids, Axit ascorbic sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Giúp thải độc tố ra bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Theo một số nghiên cứu, loại trà này có chất chống oxy hóa cao hơn cả trà đen và một số loại rau khác.

– Tăng sức khoẻ cho tim mạch: Thành phần của trà giúp làm giảm lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Trà gạo lức cũng như các loại trà xanh khác cũng có thể ngăn ngừa các tế bào bị phá hủy, làm phục hồi tế bào tim mạch nhanh chóng.

– Hạ huyết áp: với những người có tiền sử bệnh tăng huyết áp. Uống trà xanh là một cách tốt nhất để giảm huyết áp, cân bằng lại cơ thể. Với những người huyết áp cao, thường gây nguy hiểm cho tim, dễ bị đột quỵ thì cách đơn giản để làm giảm triệu chứng này chính là sử dụng trà gạo lứt.

Trà gạo lức và các loại trà khác.

Với các loại trà khác thành phần chính là lá trà xanh thì thành phấn chính của trà này là gạo lứt rang. Đó là lí do khiến hương vị trà trở nên tinh tế hơn.

Tùy loại trà được sử dụng để kết hợp với gạo lứt nó sẽ mang mùi vị riêng của loại trà đó. Với loại trà được sử dụng là bột trà thì trà sẽ có màu xanh non, loại trà Sencha và Hojicha cũng tương tự.

Vì vậy, dù có tên gọi khác nhưng vì vẫn sử dụng các loại trà thượng hạng nên trà gạo lứt vẫn có được những điểm đặc trưng của trà xanh.

Sự tích về trà gạo lứt Nhật Bản.

Vào thế kỷ XV, ở một quán trà dành cho các Samurai. Có một người hầu tên Genmai đã phục vụ trà cho Samurai với loại trà xanh thượng hạng.

Khi rót trà, do sơ ý một vài hạt gạo lứt sấy, nằm trong tay áo của người hầu rơi vào cốc trà. Vị Samurai đã tức giận rút kiếm giết chết người hầu. Tuy nhiên sau khi uống ly trà đó, ông lại cảm nhận được hương vị hòa quyện đặc biệt của gạo rang và trà.

Hối hận vì đã giết oan người hầu đó. Đồng thời để tưởng nhớ đến người hầu, vị Samurai này đã gọi trà xanh kết hợp gạo lức là Genmaicha và thưởng thức mỗi ngày.

Ngoài ra đó còn có sự tích mang tính dân gian về loại trà này. Đó là vào thời kỳ xa xưa khi trà xanh là thức uống xa xỉ. Trà xanh chỉ dành cho tầng lớp Samurai và người có địa vị. Để loại trà này có thể tiếp cận với người dân trung lưu. Khi ấy, người làm trà đã trộn gạo rang giúp cho giá trà được giảm xuống. Loại thức uống này sau đó trở nên phổ biến hơn trong tầng lớp nông dân, người trung lưu.

Cách pha trà gạo lứt Nhật Bản đúng chuẩn Nhật.

Cách pha truyền thống – nóng:

Điều cần lưu ý nhất chính là tỷ lệ nước và trà:

  • 2 gram trà thì cần cho vào 150ml nước nóng để hãm trà tốt nhất.  Để có những hương vị trà đặc trưng.
  • Độ nóng của nước chỉ nên sử dụng là 85 độ. Sau đó cho vào bình và để từ 3 – 5 phút là có được tách trà ngon.

Cách pha trà lạnh:

Ai cũng lầm tưởng với cách pha thông thường sau đó cho thêm đá vào.

Để pha trà gạo lứt Nhật Bản lạnh, cần phải sử dụng một bình đựng nước bằng thủy tinh có dung tích 1 – 1.5l. Sau đó cho 10 gram trà vào, cho nước được đã đun sôi và sau đó để nguội. Tiếp theo, đóng kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 10 giờ.

Cuối cùng, lấy ra và lọc bã trà là bạn đã có một ly trà gạo lứt lạnh thanh mát chuẩn Nhật.

>>Xem thêm: Các địa điểm có thể trải nghiệm văn hóa trà đạo tại Nhật.