Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua rất nhiều thành phố, khám phá những nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực của “xứ sở mặt trời mọc”. Nhưng bạn có biết nét đẹp trong tâm linh và tín ngưỡng của người Nhật Bản là gì không? Đó chính là Thần đạo, hay còn gọi là Shinto – là tôn giáo bản địa của người dân Nhật. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản.  Chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người dân nơi đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 6 vị thần Đạo nổi bật trong tín ngưỡng thờ thần ở Nhật Bản nhé.

1.  Nữ thần mặt trời Amaterasu

Khi nói đến các kami chính trong Thần đạo, không có bất cứ một vị thần nào quyền năng hơn Amaterasu, Nữ thần Mặt trời. Ban đầu, vị thần này được cho là nam giới nhưng sau đó dần được chuyển thành nữ giới. Amaterasu được coi là kami “chính” trong số tất cả các kami. Nữ thần này cũng là người cai trị mặt trời và thậm chí là cả vũ trụ. Tên của nữ thần có nghĩa là “vị thần vĩ đại chiếu sáng từ thiên đường” tên gọi này cũng phần nào thể hiện quyền năng mạnh nhất của Amaterasu trong số các vị thần.

vị thần tối cao của hoàng gia Nhật. Được tôn thờ trong nội cung của Ise Jingu. Và các ngôi đền cùng tên Shinmei Jinja. Theo thần thoại, nữ thần đã gieo 3 món thần khí tượng trưng cho hoàng vị cho cháu trai của mình là Ninigi trước khi Thiên tôn hạ phàm và cháu trai của thiên tôn chính là thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Người ta cho rằng, các vị hoàng đế Nhật Bản đều là những hậu duệ và dòng dõi của nữ thần mặt trời Amaterasu. Thần Amaterasu chính là con gái của Izanami và Izanagi – được sinh ra từ mắt trái của cha Người là Izanag

2.  Thần Inari Okami

Inari Okami là một trong những vị thần Nhật Bản phổ biến trong cả Thần đạo và Phật giáo. Hơn 1/3 trong số tất cả các đền thờ Thần đạo ở Nhật Bản (gần 32.000) được dành để thờ Inari Okami. Ban đầu, Inari Okami vốn là vị thần bảo hộ cho thợ rèn kiếm. Sau này đã phát triển quyền năng và có thể bảo hộ nhiều thứ. Từ khả năng sinh sản đến công nghiệp, thành công và sự giàu có.

Không giống như các kami khác, Inari xuất hiện dưới nhiều hình dạng. Từ nam giới, nữ giới cho đến Buddhavista (tín đồ của Đức Phật), rắn, rồng và thậm chí là cả nhện. Thậm chí trong một số trường hợp, Inari còn được coi là sự kết hợp của nhiều kami cùng một lúc.

Inari xuất hiện với hình dáng nào phụ thuộc vào từng khu vực và từng ngôi đền khác nhau. Tuy nhiên, mối liên hệ của Inari với cáo gần như là phổ biến nhất. Tại hầu hết các đền thờ dành riêng cho kami, bạn sẽ tìm thấy những bức tượng của cáo. Đó là bởi vì con cáo được coi là sứ giả của Inari tại nhân gian. Cáo thường có màu đỏ và hầu hết các đền thờ Inari đều được sơn màu đỏ tươi, giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.

3. Thần Kumano

Vốn được xem là thánh địa từ cổ chí kim. Là nơi yên nghỉ của nữ thần Izanami, đã khai sinh ra phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Viên ngọc sáng của toàn vùng Kumano là Kumano Hongu Taisha, Kumano Hayatama Taisha và Kumano Nachi Taisha. Đến nay, tổng số đền mang tên Kumono đã lên tới 3000 trên khắp toàn quốc, được tín ngưỡng rộng rãi sánh ngang đền Hachiman và Inari.

4.  Thần Tenjin

Tenjin là vị thần tượng trưng cho giáo dục, văn học và sự thông thái. Một điều thú vị, ông đã từng là một người bình thường có tên là Sugawara no Michizane. Một học giả và một nhà thơ sống trong thế kỷ thứ 8. Michizane là thành viên cấp cao trong cung điện Heian nhưng cũng là kẻ thù của gia tộc Fujiwara và cuối cùng ông đã bị hãm hại và đi lưu đày. Một thời gian sau, ông qua đời ngay tại nơi lưu đày. 

Những năm sau đó, cái chết của kẻ thù và những kẻ hãm hại Michizane đã dấy lên những lời đồn thổi. “Linh hồn của ông đang tức giận và quay lại trừng phạt những kẻ hãm hại mình.” Cứ ngỡ rằng trời cao đang nổi giận, gia tộc Fujiwara đã tổ chức lễ tế long trọng và lập nên đền thờ Kitano Tenmangu. Nhân dân suy tôn ông và gọi với cái tên thần Tenjin (Thần bầu trời). 

5.  Thần Hachiman

Hachiman là vị thần của chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Là người được cho là đã hướng dẫn và giúp các chiến binh dành chiến thắng. Vị thần biển xuất thân từ đền Usa Hachimangu. Khoảng giữa thế kỷ thứ 6, ngôi đền này thu hút nhiều tín đồ là nhờ y thuật thần kỳ của một vu nữ phục vụ tại đền. Tiếng lành đồn xa, vu nữ này được mời đến trị bệnh cho thiên hoàng. Sau đó những ngôi đền thờ Hachiman lần lượt ra đời. Đặc biệt, thần Hichiman còn trở thành võ thần bảo hộ cho dòng họ Mimamoto.

6.  Thần Ebisu

vị thần đại diện cho thất phúc thần ở Nhật Bản. Ngày nay, thần Ebisu được biết đến như vị thần cầu chúc buôn may bán đắt. Nhưng vào thời kỳ khởi thủy, đây vốn là vị thần nông ngư nghiệp. Với hình tượng phổ biến là tay phải cầm cần câu, tay trái ôm cá tráp. Các ngư dân xưa thấy vật lạ trôi dạt vào bờ sẽ gọi tên thần Ebisu. Và cúng tế chúng như những vật tặng của biển khơi.

>>> Xem thêm: Hatsumode – Phong tục lễ chùa đầu năm ở Nhật Bản